Điều trị nhược thị ở trẻ em và những điều bố mẹ nên biết
Thể chất & Dinh dưỡng - 09/11/2020
Nhược thị là gì? Điều trị nhược thị ở trẻ em như thế nào cho hiệu quả? Bố mẹ cùng ODPHUB tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nhược thị là tình trạng suy giảm thị lực và có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của trẻ. Do đó, điều trị nhược thị ở trẻ em là một vấn đề mà không ít các bậc bố mẹ quan tâm.
Sau 7 tuổi, hệ thống thị giác và não bộ của trẻ đã hoàn thiện, và các biện pháp điều trị đều khó phát huy tác dụng. Hơn nữa, nhược thị không thể được cải thiện qua việc đeo kính hay sử dụng kính áp tròng. Vì vậy, tình trạng nhược thị của trẻ cần được phát hiện sớm để có những biện pháp hỗ trợ và điều trị kịp thời, tránh để lại những hậu quả nặng nề về sau.
Bệnh nhược thị ở trẻ em là gì?
Khi trẻ bị nhược thị, thị lực ở một hoặc cả hai bên mắt của trẻ bị giảm sút vì não không thể nhận biết được những hình ảnh được truyền tới từ mắt.
Bệnh nhược thị được chia làm hai loại:
- Nhược thị chức năng: Tình trạng thị lực có thể được cải thiện nếu được điều trị một cách phù hợp.
- Nhược thị thực thể: Tình trạng thị lực không thể phục hồi để trở về trạng thái bình thường.
Tại sao trẻ bị nhược thị?
Trong 7 năm đầu đời của trẻ, các kết nối thị giác từ mắt đến não bộ vẫn chưa hoàn chỉnh và đang trong quá trình phát triển. Do đó, bất kỳ cản trở nào ảnh hưởng tới đường dẫn truyền thị giác đều có thể gây ra tình trạng nhược thị.
Có nhiều bệnh có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhược thị ở trẻ, điển hình như lác mắt hay những bất thường khúc xạ (như cận thị, viễn thị, loạn thị…).
Ngoài ra, một nguyên nhân phổ biến khác cũng có thể gây ra bệnh nhược thị là tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử (như điện thoại, tivi, máy tính…)
Các nhận biết triệu chứng của bệnh nhược thị
Khi bị nhược thị, trẻ sẽ có những biểu hiện rất dễ nhận biết như:
- Nhìn mọi thứ đều thấy mờ.
- Thường xuyên nheo mắt, dụi mắt khi xem tivi.
- Nghiêng đầu khi nhìn.
- Gặp khó khăn khi nhìn xa.
- Cảm thấy mỏi mắt.
- Viết chữ trên vở bị sai hàng.
- Thích đọc sách, viết hay xem tivi ở khoảng cách gần.
Bệnh nhược thị ở trẻ em ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
Tình trạng nhược thị có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của trẻ, cản trở quá trình học tập, sinh hoạt hằng ngày của con. Dần dần về sau, mắt trẻ có thể bị lé, thậm chí mù lòa nếu không được điều trị đúng cách và hiệu quả.
Bệnh nhược thị thường chỉ xuất hiện ở một bên mắt và không lan sang mắt còn lại. Nếu được phát hiện trước khi trẻ 5 tuổi, tình trạng nhược thị có thể cải thiện thông qua các bài tập nhìn và quan sát phù hợp.
>>> Tham khảo thêm: Các mốc phát triển thị giác của bé từ 0-2 tháng tuổi
Cách phòng tránh bệnh nhược thị ở trẻ
Để ngăn ngừa nguy cơ trẻ mắc các tật khúc xạ, bố mẹ có thể tham khảo một vài gợi ý đơn giản dưới đây:
- Rèn cho trẻ thói quen ngồi học thẳng lưng, không nhìn quá sát vào vở (khoảng cách giữa mắt và mặt chữ là 30cm), đảm bảo ánh sáng đèn học của trẻ ở mức vừa phải.
- Bổ sung chất xơ và vitamin vào chế độ ăn hằng ngày của trẻ, đồng thời đảm bảo con luôn ăn uống điều độ.
- Đưa trẻ đi khám mắt ít nhất 2 lần/năm để kịp thời phát hiện nếu có biểu hiện bất thường về thị giác.
- Hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính bảng...
Những bài tập đơn giản để hỗ trợ cải thiện tình trạng nhược thị
Che mắt
- Dùng bàn tay che bên mắt nhìn rõ hơn, sau đó cố gắng tập trung nhìn mọi vật bằng mắt còn lại.
- Thực hiện bài tập này hằng ngày trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm.
Tập trung
- Che bên mắt nhìn rõ hơn, sau đó dùng ngón tay đưa lên phía trước mắt còn lại, từ từ di chuyển ngón tay đó ra xa.
- Nhìn tập trung vào chuyển động của ngón tay, sau đó nghỉ 5 phút rồi thực hiện lại.
- Thực hiện 3 lần/ngày.
Liệu pháp thị lực
Đây là một trong những liệu pháp phổ biến được sử dụng để hỗ trợ mắt và não bộ hoạt động hiệu quả. Đây là phương pháp hiệu quả được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh về mắt, điển hình là nhược thị.
ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích nhất về cách điều trị nhược thị ở trẻ em.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận