Dạy nhảy cho bé: Hoạt động thú vị mà bố mẹ không nên bỏ qua

Thể chất & Dinh dưỡng - 01/06/2020

Việc dạy nhảy cho bé không đơn thuần chỉ là “nhảy cho vui”, mà nó còn có thể đem lại rất nhiều lợi ích. Bố mẹ cùng ODPHUB tìm hiểu nhé!

Tập nhảy không những giúp bé được vận động và phát triển thể chất mà còn đem lại nhiều lợi ích khác mà bố mẹ không ngờ tới. Vậy bố mẹ nên bắt đầu dạy bé nhảy từ khi nào? Làm thế nào để dạy nhảy cho bé tại nhà hiệu quả và đem lại nhiều niềm vui cho con? 

Khi nào nên bắt đầu dạy nhảy cho bé?

Ngay từ khi con được khoảng 2-3 tuổi, bố mẹ đã có thể bắt đầu dạy nhảy cho bé. Không bao giờ là quá sớm khi cho bé nghe nhạc và cảm nhận niềm vui thích khi nhún nhảy theo những giai điệu vui tươi. Do vậy, bố mẹ có thể tạo điều kiện cho bé tập nhảy từ càng sớm càng tốt vì việc này có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho con.

Ca hát và nhảy múa là hoạt động thú vị đối với trẻ nhỏ. Nó không chỉ giúp con rèn luyện sức khỏe thể chất mà còn nuôi dưỡng tâm hồn của bé. Hơn nữa, việc dạy bé học nhảy còn giúp con trở nên linh hoạt, sáng tạo hơn và thậm chí còn là cơ hội để con hiểu hơn về văn hóa.

Day Nhay Cho Be 1
Ca hát và nhảy múa là hoạt động thú vị đối với trẻ nhỏ.

Những trò chơi đơn giản tại nhà để dạy bé nhảy

Tự sáng tạo bản nhạc cho bé

Bố mẹ có thể tự mình tạo ra một danh sách những bài nhạc hay và xáo trộn chúng lên để thành những bản nhạc mới mẻ. Nếu không có thời gian hoặc không muốn tự mình làm nhạc, bố mẹ có thể dễ dàng tìm những bản nhạc mashup thú vị cho bé bằng cách tìm kiếm trên các phương tiện truyền thông. Những bài hát với giai điệu mới mẻ và thú vị sẽ tạo cảm hứng và giúp bé tập trung hơn khi nhảy.

Trò chơi Vương quốc động vật

Đây là trò chơi hấp dẫn mà bố mẹ có thể áp dụng khi bé đã biết tiếng kêu của các loài động vật, ví dụ như con chó sủa “gâu gâu” hay con mèo kêu “meo meo”.

Trong trò chơi này, hãy bật lên những bản nhạc vui vẻ và cùng bé vừa nhảy vừa đọc tên các loài động vật. Hãy khuyến khích bé vừa đọc tên con vật vừa dùng hành động để mô tả loài động vật đó, kèm theo sau đó là tiếng kêu đặc trưng của loài động vật. Đây sẽ là hoạt động bổ ích vì bé vừa được học nhảy lại vừa được củng cố thêm kiến thức về vương quốc loài vật.

dạy nhảy cho bé 3 tuổi
Bé có thể vừa hát vừa mô tả các loài động vật qua những điệu nhảy.

Trò chơi Người khổng lồ và nàng tiên bé nhỏ

Đây là cách rất hữu ích giúp dạy bé hiểu hơn về âm thanh. Để chơi trò chơi này, bố mẹ hãy tìm 2 bản nhạc có 2 giai điệu khác nhau, một bản có âm thanh lớn và giai điệu nhanh (người khổng lồ), bản còn lại giai điệu nhẹ nhàng và chậm hơn (nàng tiên bé nhỏ). Sau đó, hãy cùng bé nhảy theo từng bản nhạc. Khi đóng vai làm người khổng lồ, hãy nhảy những điệu nhảy dứt khoát và có vẻ “to lớn”. Ngược lại, khi làm nàng tiên, hãy cùng con bước đi với những điệu nhảy nhẹ nhàng, yên tĩnh hơn.

Trò chơi Gọi tên

Đây là hoạt động cực hay giúp thúc đẩy trí sáng tạo và khả năng giao tiếp của bé phát triển hơn. Với trò chơi này, bố mẹ nên sử dụng những bài hát có lời. Trong lúc bài hát đang chạy, hãy gọi tên những hành động hay cảm xúc trong bài và dạy cho trẻ cách mô tả chúng đó thông qua các điệu nhảy (ví dụ như khi giận dữ thì giẫm chân mạnh xuống sàn). 

bé nhảy cùng mẹ
Bố mẹ có thể cùng bé vừa nhảy vừa mô tả những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Làm sao để bé thích thú với việc học nhảy?

Để bé luôn hào hứng, bố mẹ nên lưu ý không bắt ép bé về việc học nhảy. Nhiều bé có thể vui vẻ ngay từ lúc bắt đầu được tiếp xúc với những điệu nhảy. Tuy nhiên, nếu bé không tỏ vẻ hứng thú, bố mẹ đừng nên bắt ép con vì như vậy có thể hình thành ấn tượng xấu về việc nhảy đối với con. Trong trường hợp này, hãy dừng lại và giới thiệu về những điệu nhảy cho bé vào thời điểm khác.

Ngoài ra, nhiều bố mẹ thường cho bé tham gia vào các lớp dạy nhảy cho trẻ mầm non. Lúc này, bố mẹ cũng nên lưu ý một vài điểm sau trước khi đưa con tới lớp học nhảy: 

  • Báo trước cho bé về lớp học nhảy: Trước khi đưa con tới lớp, bố mẹ hãy giới thiệu qua cho con về việc mình chuẩn bị làm, ví dụ như bố mẹ đang đưa bé đi đâu, sẽ có ai ở lớp học, ở trong lớp con sẽ làm gì...
  • Giới thiệu bé với giáo viên của con: Nếu có thể, bố mẹ nên đưa bé tới lớp học hảy trước khi khóa học bắt đầu. Việc này sẽ giúp con làm quen với giáo viên cũng như tập quen dần với lớp học của mình.
  • Tâm sự với bé sau buổi học: Sau mỗi buổi học nhảy, bố mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với bé và hỏi con về những trải nghiệm ở lớp học, ví dụ như hỏi về điệu nhảy mà con thích nhất hoặc không thích nhất trong buổi học vừa rồi, hay hỏi về nội dung của buổi học sắp tới... 

ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích về việc dạy nhảy cho bé.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Những cột mốc phát triển vận động của bé trong một năm đầu đời

Thể chất & Dinh dưỡng - 25/09/2019

Những cột mốc phát triển vận động của bé trong một năm đầu đời

Mỗi em bé đều trải qua rất nhiều thay đổi trong năm đầu tiên của cuộc đời. Riêng về khả năng vận động, bé cũng sẽ trải qua những cột mốc rất đặc biệt. Bố mẹ hãy xem nhé!

8 hoạt động giúp phát triển kỹ năng vận động thô của trẻ

Thể chất & Dinh dưỡng - 20/09/2019

8 hoạt động giúp phát triển kỹ năng vận động thô của trẻ

Các kỹ năng vận động thô là cực kỳ quan trọng, nên bố mẹ hãy khuyến khích trẻ hoạt động thể chất hàng ngày nhé.

Kỹ năng vận động của trẻ mầm non và các cách để bố mẹ hỗ trợ trẻ

Thể chất & Dinh dưỡng - 07/09/2019

Kỹ năng vận động của trẻ mầm non và các cách để bố mẹ hỗ trợ trẻ

Kỹ năng vận động là rất quan trọng đối với trẻ em, và trẻ học cũng như tiến bộ rất nhiều trong lứa tuổi mầm non. Vì vậy, bố mẹ cần tạo môi trường tốt nhất hỗ trợ cho con nhé!