Cách giúp trẻ ăn ngoan trong bữa ăn gia đình.
Thể chất & Dinh dưỡng - 24/09/2020
Không phải em bé nào cũng hợp tác với bố mẹ để cùng nhau xây dựng một bữa ăn gia đình đầm ấm, êm vui. Vậy đâu là cách giúp trẻ ăn ngoan trong các bữa cơm nhà.
Ăn một bữa cơm vui vẻ và không có sự quậy phá của con trẻ luôn là niềm mơ ước của rất nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường khá hiếu động nên rất khó để yêu cầu trẻ ngồi yên trong khi ngồi ăn cùng cả nhà. Vậy đâu là cách giúp trẻ ăn ngoan trong các bữa cơm gia đình?
Lợi ích của bữa ăn gia đình
Cuộc sống bận rộn khiến thời gian cả nhà quây quần bên mâm cơm càng trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Đặc biệt, khi bố mẹ biết cách tận dụng khoảng thời gian này, bữa cơm gia đình sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho con trẻ.
Không chỉ là khoảng thời gian vui vẻ của cả gia đình, đây còn là cơ hội giúp trẻ học thêm được nhiều loại thực phẩm mới, biết thêm văn hóa gia đình hay quy tắc ứng xử trên bàn ăn thông qua việc quan sát bố mẹ. Ví dụ như khi cả ăn uống lành mạnh, trẻ sẽ ăn theo và bớt kén ăn hơn.
Ngoài ra, trẻ cũng sẽ biết thêm một vài kỹ năng mới như học cách cầm đũa, cầm thìa trong bữa ăn. Với một số trẻ đã đi học mầm non, bố mẹ có thể giờ cơm để trò chuyện hỏi han con về chuyện học trên lớp.
6 cách giúp trẻ ăn ngoan trong bữa ăn gia đình
Để giúp trẻ ăn ngoan trong bữa cơm gia đình, bố mẹ có thể làm theo một số cách sau:
Thiết lập giờ ăn cụ thể
Bố mẹ nên thống nhất một thời điểm ăn uống cụ thể cho cả gia đình để trẻ có thể tuân theo. Đặc biệt, khi đã đến giờ ăn, bố mẹ cần phải tắt hết tivi, điện thoại để trẻ có thể tập trung vào bữa cơm gia đình.
Kéo dài thời gian bữa ăn
Nếu bố mẹ có thể kéo dài thời gian bữa ăn khoảng 20-30 phút để trẻ có thể ăn uống chậm rãi và từ tin. Thêm thời gian cũng giúp trẻ có cơ hội thử những món ăn mới cũng như hình thành những thói quen ăn uống tốt. Bản thân bố mẹ cũng có thêm thời gian để trò chuyện với con nhiều hơn.
Với những trẻ dưới 3 tuổi, việc ngồi yên một chỗ trong vòng 20 phút là rất khó nên bố mẹ có thể cho trẻ ra ngoài đi lại sau khi trẻ đã ăn xong.
>>> Xem thêm: Rèn nếp ăn sáng cho trẻ khoa học và lành mạnh
Để tất cả mọi người tham gia vào bữa ăn
Việc cho trẻ tham gia vào việc lên thực đơn và chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà sẽ giúp trẻ ăn nhiều hơn. Với trẻ kén ăn, điều này cũng sẽ khuyến khích trẻ thử những món mới.
Một số hoạt động mà các em nhỏ có thể tham gia với bố mẹ như rửa rau, trộn salad, sắp xếp bát đũa hay trang trí bàn ăn với hoa. Với những trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể để trẻ nấu ăn và thử nghiên cứu một số món ăn mới.
Trò chuyện trong bữa ăn
Bữa cơm gia đình là thời điểm lý tưởng để cả gia đình tâm sự và sẽ chia với nhau. Tuy nhiên, với một số trẻ đang tập nói, miêu tả cảm xúc hay một ngày ở trường của trẻ không hề đơn giản. Bố mẹ nên đặt ra những câu hỏi trả lời bằng “Có hoặc không” để trẻ cảm thấy trả lời dễ dàng.
Một hoạt động nói chuyện khác trong bữa ăn mà bố mẹ có thể làm đó là để cả nhà lần lượt kể về những điều tốt đẹp và tồi tệ trong ngày. Điều này sẽ giúp trẻ không cảm thấy mình đang là “tâm điểm của sự chú ý”.
Nếu trẻ không muốn trò chuyện cũng không sao. Thay vì có tìm chủ đề để trẻ mở miệng bố mẹ cứ để trẻ ăn và lắng nghe mọi người nói chuyện. Miễn làm sao bữa ăn gia đình trở nên thú vị và có sự trao đổi.
Khen ngợi những hành vi tốt
Khi trẻ ăn ngoan, tuân thủ các quy tắc ăn uống hay thử một món ăn mới, bố mẹ nên dành những lời khen cho trẻ. Khen gợi sẽ giúp trẻ duy trì những hành vi tốt. Bố mẹ cũng có thể làm thành một bảng khen gợi ở nhà và tặng một “ngôi sao” vào bảng đó nếu thấy trẻ có thói quen ăn uống tốt.
Tuyệt đối không sử dụng đồ ăn như hình phạt hay phần thưởng. Một số bố mẹ hay có thói quen khuyến khích trẻ ăn một món đồ lành mạnh bằng cách cho trẻ ăn kèm một đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe sau đó. Cách làm này sẽ chỉ khiến trẻ quan tâm đến đồ ăn vặt thay vì đồ ăn tốt cho sức khỏe.
Giúp bữa ăn thêm sáng tạo
Nếu có điều kiện, bố mẹ có thể biến bữa ăn thành một điều gì đó sáng tạo và khiến trẻ phải mong chờ. Ví dụ như:
- Cùng con làm bánh cho bữa sáng.
- Cắm trại ở ngoài công viên, sân nhà hoặc đơn giản là ở trong phòng khách.
- Mời những vị khách đặc biệt đến ăn cùng cả nhà như bạn bè của trẻ, ông bà hoặc hàng xóm.
- Tạo chủ đề cho từng bữa ăn, ví dụ: các món ăn đến từ đất nước mà trẻ đang học ở trường.
Bữa cơm gia đình thực sự là khoảng thời gian ý nghĩa đối với bất kỳ đứa trẻ nào. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, bố mẹ không chỉ biết cách giúp trẻ ăn ngoan mà còn dành nhiều thời gian hơn giúp bữa ăn của cả nhà thêm phần ý nghĩa.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận