Cách cai bú đêm cho bé không đau đớn mẹ nào cũng cần biết

Thể chất & Dinh dưỡng - 03/08/2020

Bú đêm kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và lượng ăn ban ngày của bé. Vậy đâu là cách cai bú đêm cho bé không đau đớn và hiệu quả.

Trên thực tế, việc bú đêm được coi là tốt là nếu không ảnh hưởng đến khả năng ăn của bé vào ban ngày. Tuy nhiên, nếu việc bú đêm khiến bé ăn kém và dậy nhiều lần trong đêm thì bố mẹ nên cân nhắc đến việc cai bú đêm cho bé. Hãy cùng tìm hiểu cách cai bú đêm cho bé hiệu quả và không đau đớn cho mẹ nhé!

Khi nào nên cai bú đêm cho bé

Để trả lời cho câu hỏi này, bố mẹ nên quan sát thật kỹ thói quen sinh hoạt hằng ngày của bé. Nếu mẹ thấy rằng, bé có những dấu hiệu sau đây thì nên đã đến lúc mẹ nên tìm cách cai cữ bú đêm cho bé

  • Tuy đòi bú liên tục vào ban đêm nhưng mỗi lần bé chỉ bú một chút rồi ngủ tiếp. 
  • Ban ngày, bé ăn hoặc bú rất kém. Bé thường nhởn nhơ với cữ đầu ngày mới và ăn không no. 
  • Mẹ giảm sữa đột ngột và hay mệt mỏi.
  • Chiều cao và cân nặng của bé chậm tăng do ban ngày bú và ăn quá ít.

Chuẩn bị cai bú đêm cho bé

Trước khi cai bú đêm cho bé, bố mẹ nên xây dựng cho bé một nếp sinh hoạt ổn định để giảm thiểu tình trạng dậy giữa đêm đòi bú của bé. Việc này sẽ giúp bé ngủ liền mạch và ban đêm và biết cách tự trấn an bản thân để ngủ lại cho dù có bị tỉnh giấc.

Bố mẹ có thể tập cho bé tự ngủ. Nếu bé chưa biết tự ngủ và phải sử dụng ti mẹ hoặc ti bình thì mẹ cần tập cho bé thói quen ngủ không phụ thuộc vào hai yếu tố trên. 

Để hạn chế bé ngửi thấy mùi sữa, mẹ có thể bàn bạc với người thân để mẹ ngủ phòng khác vào buổi tối. Trong trường hợp không nhờ được ai ngủ cùng bé, mẹ có thể mặc thêm áo ngực và miếng lót thấm sữa để giảm hơi sữa. 

Cách cai bú đêm cho bé đó là dùng miếng lót thấm sữa.
Mẹ có thể mặc miếng lót thấm sữa để hạn chế việc bé ngửi thấy hơi sửa vào ban đêm.

Ngoài ra, nếu bố mẹ dỗ bé ngủ lại trong đêm, cách tốt nhất nên làm đó là chờ khoảng 5-10 phút rồi mới bế hoặc cho bé dùng ti giả. Tuyệt đối không bật đèn hay cho truyện để bé hiểu nhầm bố mẹ nhé. Nếu bé biết bò và có thể bỏ đi tìm mẹ, mẹ nên yên lặng bế bé trở lại, đặt tay lên người bé để giữ bé nằm yên và vỗ cho bé ngủ lại. Hành động này nên lặp lại nếu bé ngủ trong cũi. 

>>> Xem thêm: Tập cho bé tự ngủ: Những điều cơ bản bố mẹ cần biết

Một số mẹ cho bé uống nước để cai bú đêm tuy nhiên điều này là không nên. Vì làm như vậy, bé sẽ dậy nhiều lần để đòi uống nước và khiến bé sẽ phải cai nước thay vì cai ti mẹ. Thông thường, sau khoảng 3-4 tuần kể từ khi bé cai ti đêm thành công thì lượng sữa ban ngày của bé sẽ tăng ổn định.

Cách cai bú đêm cho bé không đau đớn mẹ nào

Có rất nhiều cách cai bú đêm cho bé. Tùy vào tính cách của từng bé mà mẹ có thể áp dụng.

Phương pháp 1: Trì hoãn cữ bú

Ở phương pháp này, khi bé đòi bú vào buổi đêm, mẹ có thể trì hoãn chưa cho bé bú vội và tăng dần thời gian trì hoãn sau từng đêm. Ví dụ, đêm đầu tiên, khi thấy bé đòi bú, mẹ đợi khoảng 5-10 phút (với các bé biết tự ngủ) rồi hỗ trợ bé ngủ lại trong vòng 20 phút. Sau khoảng thời gian này, nếu bé khó chịu và không chịu ngủ lại mẹ mới cho bú và tiếp tục duy trì ở các cữ tiếp theo.

Mẹ tiếp tục tăng dần thời gian trì hoãn cữ bú ở các đêm sau đó theo quy tắc sau:

  • Đêm thứ hai: cữ 1 - trì hoãn 30-50 phút.
  • Đêm thứ ba: cữ 1 - trì hoãn 50-70 phút. 
  • Đêm thứ tư: cữ 1 - trì hoãn 70-90 phút. Lúc này cữ thứ 1 và thứ 2 sẽ chập làm một.

Nếu thực hiện đúng, chỉ sau 4-5 ngày, cữ đêm của bé sẽ giảm dần. Nếu mẹ tiếp tục trì hoãn cữ bú trong các đêm tiếp theo, cho đến khi bé không còn bú đêm nữa.

Với các bé bú bình, song song với việc trì hoãn cữ bú thì mẹ giảm lượng sữa ở mỗi cữ đi 30ml ở mỗi đêm. Mẹ có thể tăng hoặc giảm thời gian trì hoãn cữ bú tùy thuốc vào biểu hiện của bé và sự quyết liệt của mẹ. .

Với cách cai bú ban đêm này, bé có thể sẽ khóc và bị ảnh hưởng giấc ngủ đêm. Những nếu kiên trì, bé sẽ quen và dần cai việc bú đêm. 

Một trong những cách cai bú đêm cho bé đó là cắt dần từng cữ.
Một trong những cách cai bú đêm cho bé đó là cắt dần từng cữ.

Phương pháp 2: Cắt dần từng cũ

Với phương pháp này, mẹ cần tuân thủ quy tắc: cắt cữ muộn nhất trước rồi chuyển dần sang các cữ còn lại. Ví dụ cữ lúc 4h sáng, nếu bé tỉnh, thay vì cho bé bú, mẹ có thể vỗ, sử dụng ti giả, bế hoặc để yên cho bé khóc một lúc để tự ngủ. Sau đó bé sẽ bắt đầu ngày mới lúc 6h sáng và đó là cữ đầu tiên trong ngày của bé. 

Nếu chưa muốn cắt trực tiếp, mẹ có thể trì hoãn cữ này giống như ở cách 1. Tức là nếu bé đòi bú lúc 4h sáng, thì đến 4h20 mẹ mới cho bé bú và tăng dần thời gian trì hoãn cho đến khi trùng với cữ bú đầu tiên trong ngày. Tuy nhiên, mẹ cần xác định trước tinh thần là nếu trì hoãn cữ bú thì ban ngày bé sẽ khó mà ăn tốt được, đặc biệt ở cữ đầu vì khoảng cách cữ quá gần nhau. 

Sau khi cắt thành công cữ muộn nhất này, mẹ chuyển sang cắt các cữ tiếp theo cho đến khi bỏ được hết các cữ. Nếu cần thiết, mẹ hoàn toàn có thể kết hợp với trì hoãn cữ bú. 

Phương pháp 3: Cắt hết các cữ

Với phương pháp này, mẹ hoàn toàn không cho bé bú vào ban đêm nữa. Nếu bé đòi bú, bạn cho bé dùng ti giả kết hợp vỗ hoặc ru bé.

Khi áp dụng phương pháp này, mẹ nên xác định là trong những ngày đầu tiên, bé sẽ khóc và trằn trọc cả đêm rất nhiều. Chính vì thế, nếu bé dậy sớm hơn so với bình thường thì mẹ nên cho bé ăn ngay lúc đấy. Tuy với cách này, bé sẽ khóc nhiều, dữ dội hơn và ngủ được ít hơn nhưng thời gian cai ti đêm sẽ được rút ngắn đi rất nhiều.

Em bé bú mẹ.
Việc cắt hết các cữ tuy có hơi bạo lực nhưng mang lại hiệu quả nhanh.

Thông thường, trẻ sơ sinh nếu cân nặng đạt đủ 6kg trở lên, mẹ hoàn toàn có thể cắt ăn đêm để hạn chế tình trạng ăn vặt, ngủ vặt ở trẻ nhỏ. Thời gian lý tưởng để cai bú đêm cho bé là khoảng từ 12-26 tuần và thời điểm muộn nhất để em bé còn bú đêm là 1 tuổi. Sau thời điểm này, bé không nên bú đêm, đặc biệt vớic các em bé uốngh sữa công thức thì nên cai càng sớm càng tốt để đảm bảo sức khỏe răng lợi.

Việc cai bú đêm cho con hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như của bé. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, các mẹ đã biết thêm một vài cách cai bú đêm cho bé không đau đớn mà vẫn hiệu quả.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Làm thế nào để biết bé đã bú đủ: dấu hiệu để biết bé đã no

Thể chất & Dinh dưỡng - 16/07/2020

Làm thế nào để biết bé đã bú đủ: dấu hiệu để biết bé đã no

Làm thế nào để biết bé đã bú đủ là điều mà rất nhiều bà mẹ lần đầu làm mẹ cảm thấy hoang mang. Vậy làm cách nào để biết đã bú no hay chưa?

Sữa mẹ có nóng hay mát không: lý do khiến trẻ bú mẹ chậm tăng cân

Thể chất & Dinh dưỡng - 15/07/2020

Sữa mẹ có nóng hay mát không: lý do khiến trẻ bú mẹ chậm tăng cân

Khi thấy con chậm tăng cân, rất nhiều mẹ bỉm cảm thấy lo lắng vì sữa mình nóng. Vậy trên thực tế sữa mẹ có nóng hay mát không?

Trẻ bị dị ứng sữa mẹ phải làm sao: Mẹ cho con bú nên ăn gì

Thể chất & Dinh dưỡng - 05/07/2020

Trẻ bị dị ứng sữa mẹ phải làm sao: Mẹ cho con bú nên ăn gì

Mặc dù không quá phổ biến nhưng một số trẻ bị dị ứng sữa mẹ và có một vài phản ứng đáng lo ngại. Vậy trẻ bị dị ứng sữa mẹ phải làm sao?