Sữa mẹ có nóng hay mát không: lý do khiến trẻ bú mẹ chậm tăng cân
Thể chất & Dinh dưỡng - 15/07/2020
Khi thấy con chậm tăng cân, rất nhiều mẹ bỉm cảm thấy lo lắng vì sữa mình nóng. Vậy trên thực tế sữa mẹ có nóng hay mát không?
Sữa mẹ có nóng hay mát không luôn là vấn đề khiến nhiều mẹ bỉm sữa lo lắng. Đặc biệt, khi thấy con tăng cân chậm cộng với bị mọi người xung quanh tạo áp lực, nhiều mẹ càng cho rằng sữa mình có vấn đề thật sự.
Sữa mẹ có nóng hay mát không?
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất của trẻ nhỏ, giúp bổ sung chất dinh dưỡng và đề kháng cho trẻ. Mặc dù việc ăn uống của mẹ đôi khi có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa nhưng không hề có sữa mẹ nào được gọi là nóng hay mát cả. Việc trẻ bú sữa mẹ tăng cân chậm đôi khi là vì những nguyên nhân khác liên quan đến tư thế cho bú hoặc khả năng hấp thụ của trẻ. Chính vì thế, dù bị bình phẩm về sữa mẹ có nóng hay mát không, mẹ hãy cũng cứ để ngoài tai và cho con bú như bình thường nhé.
Nguyên nhân khiến bé bú mẹ chậm tăng cân
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc tăng cân chậm ở trẻ bú mẹ. Một trong số đó có thể kể đến như:
- Mẹ tương tác ít với trẻ: Trên thực tế, khi mẹ ít tương tác với con, con thường sẽ dễ bị stress và mệt mỏi, dẫn đến tình trạng vừa bú vừa ngủ. Việc bú mẹ trong lúc ngủ có thể khiến bé bú không đủ lượng sữa cần thiết trong một ngày. Chính vì thế, mỗi ngày, mẹ nên dành khoảng 5-10 phút mỗi ngày để tương tác da kề da với bé.
- Trẻ có ngậm đúng khớp vú không: Việc ngậm sai khớp vú trong lúc bú có thể ảnh hưởng đến lượng sữa mà trẻ có thể nhận. Mẹ cần quan sát động tác mút và nuốt của trẻ nhằm đảm bảo trẻ đang được tiếp nhận đủ sữa sau mỗi lần bú.
- Sữa mẹ có tiết đều không: Đối với các mẹ ít cho trẻ bú hoặc kết hợp dặm thêm sữa công thức, sữa sẽ được tiết ra chậm và khó hơn so với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Do đó, nếu không cho con bú thường xuyên, mẹ nên kết hợp vắt sữa để dòng sữa được tiết ra đều đặn hơn.
- Thời gian bú một bên vú không đủ lâu: Việc chuyển vú qua lại thường xuyên trong khi trẻ bú là điều nên tránh. Mẹ nên để trẻ bú đủ lâu ở một bên vú (15 phút) để bé nhận đủ lượng chất béo từ dòng sữa cuối.
- Bỏ qua dấu hiệu trẻ đối: Nhiều mẹ thường cho con bú khi con đã quá đói. Điều này dẫn đến việc trẻ nuốt nhiều không khí trong lúc bú, khiến tiêu hóa của bé gặp vấn đề.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú
Để đảm bảo nguồn sữa cho con, mẹ cho con bú cần lưu ý một số điểm sau:
- Ăn đa dạng các bữa: Các mẹ cho con bú cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, mỗi bữa nên gồm 10-15 loại thực phẩm với đủ các nhóm chất chính như: đường bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, người mẹ cần tuân thủ chỉ định của thầy thuốc về bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin D và Canxi. Đặc biệt đừng quên uống đủ nước nhé các mẹ.
>>> Xem thêm: Mẹ đang cho con bú nên ăn gì? - Những thực phẩm “vàng” mẹ cần biết
- Ăn tăng bữa: Trong thời điểm cho con bú, nhu cầu năng lượng của mẹ sẽ tăng khá cao. Chính vì thế, mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để nạp đủ năng lượng. Với các mẹ cho con bú, mẹ có thể ăn từ 3-6 bữa/ ngày.
- Bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng cần thiêt: Do sau sinh mẹ thường mất nhiều chất nên ngay sau khi vừa sinh xong hoặc chậm nhất trong vòng 1 tháng đầu tiên sau khi sinh con, các mẹ được khuyên nên dùng 1 viên vitamin A liều cao ( 200.000UI) và tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất ( ít nhất là nên duy trì 1 tháng đầu sau sinh).
Tóm lại quan niệm về sữa mẹ có nóng hay mát không là hoàn toàn sai. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, các mẹ sẽ luôn tự tin với nguồn sữa các mẹ mang lại cho con. Vì sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất của trẻ nhỏ mà.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận