Bổ sung vitamin D cho trẻ đến khi nào thì bố mẹ nên dừng lại?

Thể chất & Dinh dưỡng - 01/05/2020

Vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vậy bố mẹ nên bổ sung vitamin D cho trẻ đến khi nào và bổ sung thế nào cho phù hợp?

Vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với khả năng hấp thụ canxi và sự phát triển xương của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết cách bổ sung vitamin D đúng cách cho trẻ. Vậy bố mẹ nên bổ sung vitamin D cho trẻ đến khi nào

1. Vai trò của vitamin D cho trẻ sơ sinh

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi, phốt pho của cơ thể. Đây đều là những hợp chất ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành cấu trúc xương của cơ thể. Chỉ khi được cung cấp đầy đủ canxi và phốt pho, các mô xương trong cơ thể mới được gắn chắc chắn và điều hòa xương khớp trong cơ thể.

Bên cạnh đó, Vitamin D cũng có vai trò trong quá trình phân chia tế bào, bài tiết và chuyển hóa các hormone như hormone tuyến cận giáp và insulin. Đặc biệt, đây cũng là một loại vitamin có vai trò trong việc sự biệt hóa các tế bào ung thư như ung thư da, xương hay các tế bào ung thư vú. Nhờ thế, khi được cung cấp đủ vitamin D, cơ thể người sẽ giảm thiểu nguy cơ phát triển ung thư vú, đại tràng và tuyến tiền liệt.

2. Bổ sung vitamin D cho trẻ đến khi nào

Do trong sữa mẹ thường không có nhiều vitamin D, nên để đảm bảo lượng vitamin D cho trẻ, bố mẹ cần bổ sung vitamin cho trẻ từ giai đoạn sơ sinh mỗi ngày. Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ,  mỗi ngày trẻ cần khoảng 400 đơn vị vitamin D.

Việc bổ sung vitamin D này sẽ duy trì đến khi trẻ biết đi và có thể đi ra ngoài nhiều. Ở thời điểm này, trẻ có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều cũng như có chế độ ăn đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng với nhiều thực phẩm giàu vitamin D như: cá hồi, cá trích, cá mòi, sữa chua, phô mai, ngũ cốc, đậu phụ...

Đối với trẻ uống sữa công thức 1000ml/ ngày thì lượng sung vitamin D thường được cung cấp đủ nên việc bổ sung thêm là không cần thiết.

>>> Tham khảo thêm:

Em bé bú mẹ.
Với trẻ bú mẹ việc bổ sung vitamin D đến khi trẻ có thể đi ra ngoài và tắm nắng là cần thiết.

3. Dấu hiệu cho thấy trẻ thiếu vitamin D

Việc thiếu vitamin D thường không được biểu hiện quá rõ ràng. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn có thể phát hiện ra nếu quan sát thấy trẻ có một số biểu hiện sau:

Dấu hiệu sớm:

  • Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc và quấy khóc nhiều.
  • Trẻ rất hay bị giật mình trong khi ngủ do hệ thần kinh bị kích thích.
  • Một số trẻ thiếu vitamin D thường ra mồ hôi trộm ban đêm dù trời không nóng
  • Thiếu vitamin D cũng là một trong số nguyên nhân gây ra tình trạng chậm phát triển thể lực, da xanh, cơ nhão.

vitamin d cho trẻ sơ sinh loại nào tốt
Thiếu vitamin D có thể khiến trẻ bị còi xương.

Dấu hiệu muộn:

  • Trẻ mọc răng chậm, răng mọc không cân đối Trẻ mọc răng chậm, răng mọc không được cân đối.
  • Trẻ chậm biết bò, biết đi.
  • Trẻ thiếu vitamin có thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu lành thóp.
  • Một số trường hợp gây biến dạng hộp sọ, xương sọ mềm hoặc đầu bị bẹp.
  • Một số trẻ có đầu xương cổ tay bị phình to tạo thành vòng cổ tay.
  • Xương sườn và lồng ngực của trẻ biến dạng, vẹo cột sống và trẻ có chân vòng kiềng cũng là những dấu hiệu của thiếu vitamin D.
  • Trong một số trường hợp, nếu bị nặng trẻ có thể co giật do hạ canxi máu.
  • Khi thiếu vitamin D, nhiều trẻ có thể bị bệnh còi xương. Biểu hiện rõ ràng nhất đó là cẳng chân trẻ bị biến dạng và chậm phát triển về thể lực. Những biến dạng xương khi còn nhỏ có thể gây di chứng thời kỳ trưởng thành sau này khiến trẻ bị gù lưng, vẹo và hẹp xương chậu khi lớn lên.

Dấu hiệu cận lâm sàng có thể phát hiện khi đưa trẻ đi khám

Khi đi khám, bác sĩ có thể chẩn đoán xác định vitamin dựa vào lâm sàng và một số xét nghiệm cơ bản.

  • Chụp X quang xương có thể đánh giá sự cốt hóa của các xương, giúp chẩn đoán bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh. Trẻ còi xương thường cốt hóa chậm, đầu xương to, bờ cốt hóa nham nhở không đều, mật độ xương trong thân xương giảm.
  • Xét nghiệm sinh hóa: nồng độ phốt pho xương. Nếu thấp hơn chỉ số bình thường là 4,5-6,5 mg/dl, trẻ có thể bị thiếu vitamin D.
  • Đánh giá chỉ số 25(Oh) D huyết thanh. Đây là chỉ số tin cậy giúp đánh giá tình trạng thiếu vitamin và mức độ thiếu vitamin dựa vào hàm lượng 25(OH) D huyết thanh. Nếu thấp hơn 75nmol/L, trẻ có thể bị thiếu vitamin D.
  • Đánh giá chỉ số đặc hiệu khác 1,25 (oh) D huyết thanh. Mức của trẻ phát triển bình thường là 48-100 pmol/L.
  • Đánh giá men phosphatase kiềm tăng khi còi xương. Trẻ em dưới 2 tuổi dao động từ 85 - 235 đơn vị/lít là bình thường.

vitamin d cho trẻ sơ sinh tốt nhất
Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu thấy trẻ có một số dấu hiệu như trên.

Nền tảng thể chất của trẻ sẽ được xây dựng ngày từ những ngày đầu nên rất cần sự chăm sóc phù hợp và khoa học của bố mẹ. Mong rằng qua bài viết này của ODPHUB, bố mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi: "Bổ sung vitamin D cho trẻ đến khi nào?" để từ đó có cách nuôi dưỡng trẻ phù hợp.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận