Bé sợ tắm và hướng dẫn cách tắm cho bé phù hợp cho từng độ tuổi
Thể chất & Dinh dưỡng - 09/06/2020
Trong khi có nhiều em bé thích nghịch và chơi với nước thì có nhiều em bé sợ tắm. Vậy bố mẹ nên làm gì để bé vượt qua nỗi sợ hãi này?
Với nhiều bố mẹ, việc tắm rửa cho con không hề đơn giản vì nhiều bé sợ tắm. Thậm chí, nhiều bé bỗng nhiên sợ tắm trong khi bình thường rất thích nước. Vậy làm nào để khắc phục tình trạng này?
Lý do bé sợ tắm
Ở mỗi một giai đoạn tuổi, lý do bé sợ tắm lại khác nhau. Với các bé mới sinh, việc tắm rửa tạo cảm giác bồng bềnh khó kiểm soát. Bên cạnh đó, thay đổi nhiệt độ từ phòng vào bồn tắm cũng khiến nhiều bé khó chịu.
Trong khi đó, các bé lớn hơn sợ tắm thường là vì sợ nghe tiếng nước chảy hoặc bị ngâm mình dưới nước. Đôi khi, việc gội đầu và chẳng may bị xà phòng vào mắt cũng khiến các bé e ngại việc tắm hơn.
Bố mẹ nên làm gì khi bé sợ tắm
Khi bé sợ tắm, điều tốt nhất mà bố mẹ nên làm đó là nhìn nhận thật nghiêm túc nỗi sợ của bé cũng như không ép bé đi tắm khi bé đang khó chịu.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể khiến bé cảm thấy an toàn hơn trong lúc tắm bằng cách nhẹ nhàng đặt tay lên bụng bé. Thay vì dùng tay, bố mẹ cũng có thể đặt một chiếc khăn lên bụng và ngực bé, giúp bé cảm thấy an toàn và ấm áp hơn.
Việc tắm rửa sẽ trở nên dễ dàng với các bé nếu bố mẹ thiếu lập một vài thói quen trước khi đi tắm cho bé. Một số hoạt động bố mẹ có thể làm như: hát một vài ca khúc trong lúc cho bé đi tắm hoặc trong lúc đang lau người cho bé.
Cách tắm cho bé sơ sinh
Dưới đây là một số lưu ý giúp việc tắm cho trẻ sơ sinh trở nên dễ dàng hơn:
- Sử dụng chậu tắm nhỏ nhằm giúp bé cảm thấy an toàn hơn.
- Đảm bảo nhiệt độ nước gần với nhiệt độ cơ thể. Thông thường, bố mẹ nên để nước âm ấm khoảng 40-45 độ C.
- Thường xuyên nhìn vào mắt bé trong lúc tắm.
- rò chuyện với bé về những gì đang diễn ra trong lúc tắm.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà cực đơn giản và dễ thực hiện
Cách tắm cho bé 1-3 tuổi
Với các bé 1-3 tuổi, bố mẹ cần tuân thủ một số quy tắc sau trong lúc tắm cho bé:
- Cho bé làm quen từ từ với việc tắm. Ví dụ, ban đầu, bố mẹ để bé ngồi vào bồn tắm không và để bé chơi cùng miếng mút tắm. Bé bắt đầu quen dần thì bố mẹ mới cho nước từ từ vào bồn.
- Với các bé đang chuyển dần từ tắm chậu lên tắm bồn, bố mẹ nên để chậu tắm của bé ở trong bồn tắm lớn và để bé quen dần với sự thay đổi này.
- Tắm cùng bé. Bố mẹ có thể cho bé ngồi lên đùi trong lúc tắm để bé cảm thấy an toàn.
- Dán miếng chống trượt vào đáy bồn tắm để giúp bé không lo trượt ngã khi đứng dưới nước.
- Cho bé ra khỏi bồn tằm hoặc nhà tắm trước khi bố mẹ tháo nút thoát nước của bồn tắm. Tiếng nước chảy xuống chỗ thoát nước khiến một số bé cảm thấy sợ hãi.
- Để hạn chế việc xà phòng rơi vào mắt bé, bố mẹ có thể dùng mũ tắm chuyện dụng cho trẻ nhỏ, giúp ngăn nước và xà phòng vào mắt bé. Cẩn thận hơn, bố mẹ có thể cho bé đeo kính bơi nếu bé hợp tác. Ngoài ra, bố mẹ nên mua các loại xà phòng tắm cho trẻ nhỏ, khá dịu nhẹ và không làm hư mắt bé.Trong trường hợp bé không thích tắm bồn, bố mẹ có thể dùng vòi hoa sen để tắm cho bé. Lưu ý, không nên để vòi nước chảy quá gần và sát với bé. Ngoài ra, tuyệt đối không để bé một mình ở trong nhà tắm bố mẹ nhé vì có thể khiến bé bị chìm lúc nào không hay.
Một số cách giúp giờ tắm của bé trở nên thú vị
Để giúp các em bé sợ tắm không còn lo âu mỗi khi đi vào nhà vệ sinh, bố mẹ nên:
- Mua một số đồ chơi đặc biệt để bé chơi vào giờ tắm như: vịt đồ chơi, phao, màu vẽ. Bé sẽ hào hứng hơn nếu được tự tay chọn những món đồ đó.
- Tắm cùng anh chị em. Việc tắm cùng anh chị em trong nhà sẽ giúp các bé bớt lo lắng hơn.
- Cùng bé tận hưởng giờ tắm. Bố mẹ có thể hát và chơi trò chơi cùng bé trong lúc tắm.
- Để bé tắm cho đồ chơi. Hoạt động này sẽ giúp bé hiểu thêm về giờ tắm và bớt cảm thấy sợ hãi hơn.
- Lau khô và dưỡng ẩm cho bé đầy đủ. Bố mẹ nên lựa chọn những loại kem dưỡng dành cho trẻ em, dịu nhẹ và không có hương liệu.
- Thay đổi giờ tắm. Một số bé sẽ thích tắm vào buổi sáng và đây cũng là thời điểm các bé tỉnh táo và ít cáu kỉnh hơn.
Với những em bé sợ tắm, điều quan trọng nhất đó là có sự ủng hộ và hỗ trợ của bố mẹ ở bên để vượt qua nỗi sợ này. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, các bố mẹ sẽ tự tin hơn trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc con cái.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận