Trẻ sơ sinh bị khó ngủ: Bố mẹ nên làm gì?
Thể chất & Dinh dưỡng - 04/06/2020
Trẻ sơ sinh bị khó ngủ kéo dài sẽ khiến trẻ và bố mẹ vô cùng mệt mỏi, do đó bố mẹ cần chú ý quan sát và tìm cách phù hợp để nâng cao chất lượng giấc ngủ cho trẻ.
Trẻ sơ sinh bị khó ngủ hay thức giấc liên tục là tình trạng xảy ra khá phổ biến khiến cho nhiều bố mẹ lo lắng. Nó không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, khiến cho mẹ thiếu ngủ và mệt mỏi. Chính vì vậy, bố mẹ cần nhanh chóng tìm hiểu cách giải quyết tình trạng này để mẹ khỏe mạnh và bé phát triển tốt.
Vậy khi trẻ sơ sinh bị mất ngủ phải làm sao? Bố mẹ hãy cùng ODPHUB lý giải hiện tượng bé sơ sinh mất ngủ qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khó ngủ
Có rất hiếm trường hợp trẻ sơ sinh vừa mới ra đời đã có thể ngủ thẳng giấc, do đó việc trẻ hay vặn mình khó ngủ là điều khá bình thường và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào từng giai đoạn mà giấc ngủ của bé có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như:
Yếu tố bên trong
- Bé quá mệt.
- Bé bị đói hoặc cảm thấy khó chịu.
- Ban ngày ngủ quá nhiều.
- Bé không chịu đi ngủ đúng giờ.
- Bé cố tình tạo lý do để ngủ muộn hơn.
- Do tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ (khi đường hô hấp bị chặn, thường do amidan và các mô mũi phì đại…).
- Ngáy ngủ.
- Gặp ác mộng và nỗi sợ ban đêm.
- Mộng du.
- Dị ứng.
- Hen suyễn.
Yếu tố bên ngoài
- Ướt tã.
- Được tạo thói quen phải được dỗ thì bé mới ngủ.
- Không có các thói quen trước giờ ngủ.
>>>Tham khảo thêm:
Dấu hiệu ở trẻ sơ sinh bị khó ngủ
Bé sơ sinh bị khó ngủ thường có một số biểu hiện sau đây:
- Tỉnh dậy liên tục hoặc nhiều hơn 3 lần trong một đêm.
- Gắt ngủ nhưng lại rất khó vào giấc ngủ.
- Hay bị giật mình khi ngủ.
- Khó ngủ lại sau khi tỉnh giấc.
- Quấy khóc nhiều.
- Giấc ngủ ngắn, chỉ kéo dài từ 5 – 15 phút.
Trẻ sơ sinh bị mất ngủ phải làm sao?
Khi quan sát thấy bé sơ sinh có dấu hiệu khó ngủ và mất ngủ, bố mẹ nên thực hiện những việc sau để chăm sóc cho bé có giấc ngủ ngon:
Tạo thói quen ngủ tốt cho bé
- Tạo ra một thời gian biểu riêng cho bé về vấn đề ăn-ngủ để điều chỉnh dần cho phù hợp với nhu cầu và thể trạng của bé.
- Chú ý quan sát xem con thường ngủ sâu giấc kéo dài vào thời điểm nào trong ngày và tìm ra lý do bé có thể ngủ sâu vào thời điểm đó.
- Tập cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ. Không nên chờ đến khi bé buồn ngủ và mệt rồi mới cho bé ngủ. Đôi khi ngủ khi quá mệt cũng không đem lại chất lượng giấc ngủ tốt.
- Luyện thói quen tự ngủ cho bé và cho bé đi ngủ sớm từ 6-7 giờ tối.
Tạo không gian ngủ thoải mái
- Đảm bảo môi trường phòng ngủ thoải mái, hạn chế ánh sáng xanh, không có tiếng ồn, sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ phòng ở mức từ 26 - 28 độ C.
- Vào mùa lạnh, bố mẹ nên đắp chăn cotton cho bé dễ ngủ và ngủ ngon.
- Trời nóng quá thì có thể bật điều hòa và duy trì mức nhiệt từ 26 - 28 độ C, tuyệt đối tránh gió điều hòa thốc vào đầu và cơ thể trẻ.
Đảm bảo sức khỏe của bé
- Bố mẹ không nên cho bé ăn quá no vào ban đêm, tuy nhiên cũng không được để bé đói. Khi dạ dày của bé làm việc không điều độ theo lịch sinh hoạt cũng có thể khiến cho em bé sơ sinh khó ngủ.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho bé để nếu phát hiện có tình trạng gì đặc biệt thì có thể điều trị kịp thời, giúp cơ thể bé phát triển khỏe mạnh và có được giấc ngủ ngon.
Khi nào bố mẹ nên cho bé đi khám?
Nếu bố mẹ đã thực hiện các cách giúp bé ngủ ngon mà vẫn không cải thiện được tình hình thì nên nhanh chóng cho bé đi khám bác sĩ, đặc biệt là khi bé có những biểu hiện sau:
- Bé sơ sinh quấy khóc liên tục.
- Bé có vấn đề về hô hấp.
- Bé ngáy lớn khi ngủ.
- Bé tỉnh giấc bất thường và liên tục.
- Bé sơ sinh bị mất ngủ và khó duy trì được giấc ngủ dù là ban ngày hay ban đêm.
Trẻ sơ sinh bị khó ngủ có thể do nhiều nguyên nhân, thế nhưng nếu bố mẹ đã thực hiện đủ các bước để giúp bé ngủ ngon hơn rồi mà tình trạng vẫn không cải thiện thì hãy nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác cũng như điều trị hiệu quả nhé!
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận