Bố mẹ phải làm sao khi bé bị lên sởi?

Thể chất & Dinh dưỡng - 03/08/2020

Làm sao để nhận biết bé bị lên sởi? Lúc này, bố mẹ nên cho con ăn gì và nên tránh những loại thực phẩm gì? 

Sởi là bệnh lành tính, thường gặp ở trẻ em và xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân. Bé bị lên sởi mặc dù là tình trạng xảy ra khá phổ biến nhưng vẫn luôn khiến bố mẹ lo lắng và không biết phải làm sao để giúp con mau khỏi bệnh. 

Dấu hiệu bé bị sởi

Khi bị sởi, bé sẽ có các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, ho, phát ban, mắt đỏ… Tuy sởi là bệnh ít gây tử vong nhưng nếu bé không được chăm sóc đúng cách thì bệnh có thể để lại các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, khô loét giác mạc mắt, tiêu chảy, viêm não…

Bệnh sởi có tốc độ lây lan rất nhanh. Thống kê cho thấy khoảng 90% những bé tiếp xúc với người mắc bệnh sởi sẽ bị lây bệnh. Đặc biệt, nguy cơ mắc bệnh sởi sẽ càng cao nếu bé có thể trạng yếu, bé sinh non hoặc bé không được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ. 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, biện pháp tốt nhất để phòng chống bệnh sởi là bố mẹ đưa bé đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch.

bé bị sởi
Tuy sởi là bệnh ít gây tử vong nhưng nếu bé không được chăm sóc đúng cách thì bệnh có thể để lại nhiều biến chứng.

Bé bị lên sởi thì nên và không nên ăn gì?

Thực phẩm nên dùng 

Khi bé bị lên sởi, bố mẹ có thể cho con ăn các món như cháo đậu xanh, cháo đậu đỏ, cháo cà rốt… hoặc cho con ăn nhiều các loại thực phẩm như bí đỏ, bí đao, dưa hấu, rau dền đỏ, củ cải đường, bắp cải, mía lau, nấm hương...

Thực phẩm không nên dùng

Những loại thực phẩm nên tránh khi bé bị lên sởi bao gồm:

  • Các loại gia vị cay nóng (hạt tiêu, ớt, quế, tỏi, cà ri, hành tây, rau thì là…)
  • Các thức ăn giàu chất béo, đồ ăn chiên xào, đồ nướng, xông khói, nội tạng động vật, bánh kem, sô cô la.
  • Những thực phẩm dễ gây dị ứng (như hải sản, đậu phộng, phụ gia thực phẩm…)

trẻ bị sởi phải làm sao
Bố mẹ nên lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé bị sởi.

>>> Tham khảo thêm: Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

5 bài thuốc hiệu quả cho bé bị bệnh sởi

1. Rau mùi (hay còn được gọi là rau ngò, ngò rí, hương thái...)

Rau mùi là bài thuốc rất tốt cho những bé mắc bệnh sởi thời kỳ đầu, khi sởi chưa phát hoặc mới mọc nhưng mọc ít và không đều. Lúc này, rau mùi có tác dụng kích thích sởi mọc nhanh và đều hơn, giúp tăng tuần hoàn ngoại vi để giúp độc sởi được phát ra ngoài và giảm bớt trạng thái nhiễm độc.

Có hai cách dùng rau mùi:

Dùng ngoài

  • Nấu khoảng 100-150g rau mùi với 150-200ml nước, đun sôi trong vòng 5 phút, sau đó chắt lấy nước rau mùi.
  • Tẩm nước rau mùi hơi ấm vào bông sạch rồi nhẹ nhàng lau khắp người bé.

Uống 

Nấu 12g hạt mùi với 100ml nước trong vòng khoảng 5 phút, mỗi ngày uống ấm 1-2 lần.

Bố mẹ cần lưu ý không dùng bài thuốc với rau mùi vào thời kỳ hồi phục của bệnh sởi, khi sởi đã mọc đều. Nếu bé bị loét dạ dày thì bố mẹ chỉ nên cho con áp dụng bài thuốc dùng ngoài, không cho bé uống nước hạt mùi.

rau mùi chữa bệnh sởi ở trẻ em
Rau mùi là một bài thuốc tốt chữa tình trạng lên sởi ở trẻ em.

2. Củ năng

Củ năng cũng là một bài thuốc tốt giúp chữa bệnh sởi. Tùy tình trạng bệnh, có những công thức khác nhau:

Trường hợp bé mới mắc bệnh

Bố mẹ có thể áp dụng một trong những cách sau: 

  • Ép 500g củ năng (đã gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng) lấy nước, hòa với đường phèn vừa đủ và cho bé uống vài lần trong ngày.
  • Trộn đều 100ml nước ép củ năng với 10g hạt rau mùi rồi cho bé uống.
  • Chuẩn bị 200g củ năng, 200g củ sen tươi, 200g quả lê sau đó rửa sạch, thái nhỏ rồi ép lấy nước, lọc qua vải sạch và hòa với 15ml mật ong để uống.

3. Củ cải đường

Bố mẹ chuẩn bị 100-150g củ cải đường, sau đó gọt vỏ và rửa thật sạch rồi xay nhuyễn, vắt lấy nước và cho bé uống. Cải đường có tác dụng làm mát, hạ nhiệt và tiêu sưng viêm. 

4. Rễ lau

Trong trường hợp nốt sởi không mọc lên, bố mẹ chuẩn bị 30-50g thân rễ lau tươi, 120g củ cải đường, 6-7 cây hành lá, 7 quả trám xanh. Sau đó, thả tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào 1 lít nước rồi nấu sôi khoảng 15 phút. Cuối cùng, bố mẹ lọc lấy nước và cho trẻ uống 2-3 lần mỗi ngày. 

Tuy nhiên, bài thuốc này không nên áp dụng với các trường hợp bụng lạnh, tỳ vị hư hàn, đi cầu lỏng.

5. Mía lau

Mía lau có thể phát huy tác dụng rất tốt khi bé bị lên sởi, phát sốt. Với bài thuốc này, bố mẹ chuẩn bị: 

  • 1 bó mía lau.
  • 50g hạt sen (ngâm mềm, cắt bỏ đầu, bỏ tim).
  • 200g củ năng (gọt vỏ và thái lát).
  • 10g lá dứa.
  • 20g râu bắp.
  • 20g rễ tranh.
  • 50g đường cát.

Sau đó, bố mẹ rửa sạch tất cả các nguyên liệu rồi thả vào nồi đun sôi (trừ củ năng, hạt sen và đường) với 2 lít nước. Khi nước sôi, hãy cho đường vào nồi rồi khuấy tan. Sau khi tắt bếp, bố mẹ lọc bỏ bã và lấy nước rồi đổ nước này cùng thả củ năng vào nồi nấu chín. Với hạt sen, bố mẹ đem luộc hoặc hấp chín đều được. Cuối cùng, bố mẹ lấy nước mía lau, củ năng và thả một chút hạt sen vào cốc, cho con dùng khi khát nước.

ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích nhất về tình trạng bé bị lên sởi.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Trẻ em bị sốt phát ban phải làm gì?

Thể chất & Dinh dưỡng - 18/07/2020

Trẻ em bị sốt phát ban phải làm gì?

Sốt phát ban là như thế nào? Trẻ em bị sốt phát ban phải làm gì? Bố mẹ cùng ODPHUB tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt sưng đỏ: Bố mẹ phải làm sao? 

Thể chất & Dinh dưỡng - 27/05/2020

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt sưng đỏ: Bố mẹ phải làm sao? 

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt sưng đỏ có thể là tình trạng diễn ra khá phổ biến, nhưng bố mẹ cũng đừng nên chủ quan và có biện pháp phòng muỗi hiệu quả để hạn chế tối đa nguy cơ con bị sốt xuất...

Viêm da cơ địa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Thể chất & Dinh dưỡng - 05/03/2020

Viêm da cơ địa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Viêm da cơ địa ở trẻ là một bệnh khá phổ biến và dễ gây khó chịu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu biết chăm sóc da đúng cách, bố mẹ sẽ giúp trẻ đỡ cảm thấy khó chịu và hạn chế một...