Tính nhút nhát có thể ảnh hưởng tiêu cực thế nào đến sự kết nối của trẻ?

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 02/10/2019

Mỗi trẻ đều có đặc điểm tính khí riêng, như hòa đồng hoặc nhút nhát... Tuy các kiểu tính khí đều là bình thường, nhưng sự nhút nhát quá mức có thể gây ảnh hưởng không tốt tới kỹ năng giao tiếp của trẻ.

Bố mẹ có biết rằng trẻ có thể có những kiểu biểu hiện khác nhau của sự nhút nhát không? Hãy cùng ODPHUB tìm hiểu nhé!

Tiến sĩ Tâm lý học Heidi Gazelle của trường Đại học Bắc Carolina (Mỹ) đã chỉ ra 3 biểu hiện điển hình của tính nhút nhát, đó là:

  1. Trẻ tỏ ra rất rụt rè, có thể cảm thấy sợ hoặc lo lắng khi ở cạnh các bạn khác.
  2. Trong giờ ra chơi, trẻ thường nhìn các bạn khác chơi nhưng không tham gia chơi cùng mà thích chơi một mình.
  3. Trẻ rất trầm lặng, và không hay nói chuyện với các bạn khác.

Những trẻ này có thể cũng muốn tương tác, giao tiếp với bạn bè, nhưng do nhút nhát nên lại không làm như ý mình muốn.

Tinh Nhut Nhat Anh Huong Tieu Cuc 1
Có nhiều kiểu biểu hiện khác nhau của sự nhút nhát

Khi ở gần bạn bè, trẻ có tính nhút nhát thường cảm thấy lạc lõng. Ngay cả khi đã quen với các bạn, trẻ vẫn chọn tự chơi một mình hoặc ngồi yên lặng nhìn các bạn chơi đùa thay vì tham gia chơi chung.

Vòng luẩn quẩn tai hại của tính nhút nhát

Rất nhiều trẻ nhút nhát bị kẹt trong một vòng luẩn quẩn tai hại, cản trở trẻ kết nối với bạn bè: Trẻ không thoải mái trong môi trường đòi hỏi kết nối xã hội, nên sẽ tránh tương tác với người khác. Như thế tức là trẻ ít được luyện tập việc giao tiếp và chơi đùa cùng bạn bè, từ đó lại có ít cơ hội phát triển các kỹ năng xã hội, bao gồm: trò chuyện, khả năng tranh luận giải quyết vấn đề, chờ tới lượt, hoặc cùng nhau khám phá những điều mới lạ. Thế rồi, sự thiếu hụt kỹ năng xã hội lại góp phần khiến trẻ càng không thoải mái và càng muốn tránh các tình huống đòi hỏi tương tác với mọi người.

Tinh Nhut Nhat Anh Huong Tieu Cuc 2
Rất nhiều trẻ nhút nhát bị kẹt trong một vòng luẩn quẩn tai hại, cản trở trẻ kết nối với bạn bè

Trẻ nhút nhát giữ khoảng cách với mọi người vì trẻ bị bận tâm bởi cảm giác không thoải mái của mình. Ví dụ: khi trẻ dành giờ ra chơi để đọc sách hoặc lặng lẽ nhìn các bạn từ xa thì vô tình lại khiến các bạn nghĩ rằng trẻ không muốn kết bạn.

Khi trẻ có hành vi né tránh xã hội như vậy thì nhiều bạn bè cũng có phản ứng tiêu cực, ví dụ, bạn bè dễ có ác cảm với những trẻ hay lảng tránh mọi người. Và thông thường, các bé trai có tính nhút nhát sẽ bị đánh giá khắt khe hơn các bé gái.

Tinh Nhut Nhat Anh Huong Tieu Cuc 3
Trẻ nhút nhát giữ khoảng cách với mọi người vì trẻ bị bận tâm bởi cảm giác không thoải mái của mình

Tuy nhiên, phản ứng trước sự rụt rè còn tùy thuộc vào đặc trưng văn hóa. Có người cho thấy rằng ở một số nền văn hóa châu Á thì tính nhút nhát, rụt rè dễ được chấp nhận và được coi là bình thường hơn.

>>>Tham khảo thêm: Có đến 3 nhóm trẻ nhút nhát, bố mẹ xem con mình có thể thuộc nhóm nào?

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận