Bố mẹ hãy giúp con sống tích cực hơn, để con hạnh phúc hơn!

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 13/08/2019

Suy nghĩ tích cực là phẩm chất rất cần thiết nhưng không phải ai cũng tự nhiên có được. Dù vậy, bố mẹ hoàn toàn có thể giúp con mình xây dựng sự tích cực từ khi còn nhỏ!

“Con sẽ chẳng bao giờ biết đi xe đạp đâu! Con chẳng giỏi việc gì cả!” - Cậu bé vừa nói vừa nhảy khỏi xe đạp và để chiếc xe đổ kềnh ra.  Ai cũng có lúc thất vọng hay nản lòng. Và sự lạc quan sẽ giúp chúng ta vượt qua những thời điểm như vậy nhanh chóng hơn nhiều. Chính vì vậy, việc bố mẹ giúp con xây dựng lối suy nghĩ tích cực ngay từ nhỏ là việc rất cần thiết cho cả cuộc sống của con sau này. Thực tế, nhiều trẻ sẽ ít tích cực hơn so với các trẻ khác. Mà những trẻ tiêu cực thì dễ bị trầm cảm hơn. Khi suy nghĩ bi quan, trẻ tin rằng những điều tiêu cực xảy ra là nhằm vào cá nhân mình, và xảy ra liên tục, ở khắp mọi nơi. Trẻ bắt đầu tự trách bản thân, cho rằng cả đời mình thế là hỏng cả và sẽ chẳng có gì tốt lên hết! Để giúp trẻ thay đổi lối suy nghĩ, bố mẹ cần tiếp cận từ từ và nhẹ nhàng. Tranh cãi hay mắng mỏ đều không phải là giải pháp. Dưới đây là một số cách rất thực tế để bố mẹ “đẩy” dần con mình về cách sống và suy nghĩ tích cực hơn:

Đồng cảm

Đồng cảm tức là thừa nhận cảm xúc của trẻ, có thể bằng cách nói rằng mình hiểu nỗi thất vọng của con, hoặc hiểu vì sao con lại thất vọng….

Bo Me Hay Giup Con Song Tich Cuc Hon De Con Hanh P
Đồng cảm tức là thừa nhận cảm xúc của trẻ và giải thích cho trẻ hiểu

Giúp trẻ thư giãn

Việc nghỉ ngơi một lúc có thể giúp trẻ thoát khỏi những ý nghĩ tiêu cực. Một cái ôm, một cốc nước hay một vài câu bông đùa có thể là những điều trẻ cần lúc này. Tạm gác lại khó khăn trước mắt cũng giúp trẻ hiểu rằng, không phải mọi việc đều kinh khủng. Đồng thời, trẻ cũng bớt căng thẳng hơn khi không bị đói hay mệt.

Bo Me Hay Giup Con Song Va Suy Nghi Tich Cuc Hon
Tạm gác lại khó khăn trước mắt cũng giúp trẻ hiểu rằng, không phải mọi việc đều kinh khủng

Bỏ lối suy nghĩ “được ăn cả, ngã về không”

Chia nhỏ các mục tiêu, nhiệm vụ sẽ giúp trẻ không bị ngợp và vượt lên suy nghĩ rằng mình chẳng làm được gì. Ví dụ, khi trẻ tập xe đạp, bố mẹ nên khuyến khích: “Con đã biết giữ thăng bằng và nhìn về phía trước khi lái xe rồi này, con chỉ cần đạp nhanh thêm chút là được.”

Me khen ngoi tre va giup tre suy nghi tich cuc ve ban than
Thường xuyên khen ngợi bé và chia nhỏ các mục tiêu, nhiệm vụ sẽ giúp trẻ không bị ngợp

Hạn chế thói quen phàn nàn để suy nghĩ tích cực hơn

Một số trẻ có thói quen phàn nàn và chỉ ra điểm không tốt ngay cả trong những việc tốt đẹp! Để giúp trẻ thay đổi thói quen xấu này, bạn có thể đưa ra một “nội quy gia đình” là hễ ai phàn nàn thì sẽ phải nói “bù” hai câu tích cực về những gì mình thích. Từ đó trẻ sẽ dần hình thành suy nghĩ tích cực hơn nhiều.

Bo Me Giup Con Song Tich Cuc De Con Hanh Phuc 4
Bố mẹ hãy hạn chế thói quen phàn nàn để trẻ suy nghĩ tích cực hơn nhé!

Nhắc trẻ về những kết thúc có hậu

Trẻ tiêu cực thường nghĩ rằng cái gì tệ thì sẽ mãi tệ. Chính vì thế, hãy giúp trẻ nhớ về những lần mọi thứ dần tốt lên. Chẳng hạn như khi bé, trẻ không biết đọc nhưng giờ có thể đọc hết cả một lá thư. Những kết thúc có hậu trong quá khứ sẽ giúp con người, dù lớn hay nhỏ, đều có thêm hy vọng vào tương lai.

Bo Me Giup Con Song Tich Cuc De Con Hanh Phuc
Hãy giúp trẻ nhớ về những lần mọi thứ dần tốt lên

ODPHUB mong rằng những bí quyết trên có thể góp phần nào giúp bố mẹ tạo dựng được cách suy nghĩ tích cực và lối sống lạc quan cho trẻ từ khi còn nhỏ!

>>> Tham khảo thêm: Trẻ vui chơi ngoài trời nhiều thì lớn lên sẽ hạnh phúc hơn?

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận