8 lưu ý giúp bố mẹ chia sẻ những vấn đề nhạy cảm với trẻ dễ dàng hơn

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 11/10/2019

Việc chia sẻ thẳng thắn với trẻ cả về những chủ đề nhạy cảm là rất cần thiết, và thậm chí còn giúp trẻ vững tâm hơn, bớt lo lắng đi.

Ngoài những vấn đề nhạy cảm nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, thì bố mẹ cũng nên nắm bắt những gì trẻ có thể nhìn hoặc nghe được khi đi học, hay trên các thiết bị điện tử. Từ đó, bố mẹ sẽ có cơ hội trò chuyện với trẻ về những chủ đề nhạy cảm từ trước khi trẻ hỏi, và có thể cho trẻ những lời khuyên hoặc hướng dẫn cần thiết, giúp trẻ bớt lo lắng.

Bố mẹ nên chuẩn bị thế nào trước khi nói về những chủ đề nhạy cảm?

Bố mẹ hãy nghĩ về những chủ đề nhạy cảm từ trước khi trẻ hỏi, để không trở nên bị động khi những chủ đề đó được đưa ra.

Đây là một số cách để bố mẹ trò chuyện với trẻ về những chủ đề khó nói:

Chia sẻ sớm

Với những tin không vui hoặc có thể khiến trẻ sợ hãi, bố mẹ nên tự mình thông báo với trẻ, hoặc nhờ một người rất thân quen với trẻ truyền đạt lại. Và hãy cố gắng nói với trẻ ngay sau khi sự kiện xảy ra.

me nhanh chong chia se voi tre ve nhung tin tuc khong vui, giup tre nam bat duoc thong tin va giam bot lo lang
Hãy cố gắng chia sẻ sớm nhất có thể với trẻ về những tin không vui hoặc có thể khiến trẻ sợ hãi, để giúp trẻ bớt lo lắng.

Thời điểm và địa điểm cụ thể

Bố mẹ nên chọn thời điểm mà cả bố mẹ và trẻ đều cảm thấy thoải mái, chọn một địa điểm riêng tư và dễ chịu để chia sẻ với trẻ.

Để giúp trẻ bớt lo lắng, cách chia sẻ tốt nhất là thành thật

Bố mẹ không nên nói vòng vo, mà hãy chia sẻ thật lòng. Ví dụ: Nếu bố mẹ quyết định ly hôn, hãy chia sẻ thật lòng với trẻ: “Bố và mẹ giờ không ở cạnh nhau nữa, nhưng bố vẫn luôn luôn yêu thương con”.

>>>Tham khảo thêm: Những ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ khi bố mẹ ly hôn

Tạo cho trẻ cảm giác rằng, vai trò của trẻ cũng rất quan trọng

Bố mẹ nên tỏ ra cởi mở và nói rằng, trẻ có thể hỏi bố mẹ bất kỳ điều gì. Việc này sẽ khiến trẻ cảm thấy rằng mình cũng có thể chia sẻ về mọi băn khoăn, lo lắng, tức là vai trò của mình cũng được coi trọng. Từ đó, trẻ có thể vượt qua cảm giác nặng nề.

Chú ý lắng nghe

Bố mẹ nên ngồi sao cho có thể nhìn ngang tầm mắt với trẻ, để luôn nhìn vào mắt trẻ khi trò chuyện, và lắng nghe thật kỹ khi trẻ nói. Sau đó, bố mẹ có thể nhắc lại về cảm xúc của trẻ để chắc chắn rằng mình đã hiểu đúng. Việc chú ý lắng nghe rất quan trọng trong việc giúp trẻ bớt lo lắng và giảm căng thẳng.

Bo ngoi ben canh noi chuyen voi tre, giup tre bot lo lang
Bố mẹ nên ngồi sao cho có thể nhìn ngang tầm mắt với trẻ, để luôn nhìn vào mắt trẻ khi trò chuyện, và lắng nghe thật kỹ khi trẻ nói.

Lấy ví dụ

Bố mẹ có thể lấy ví dụ về một sự kiện đã từng xảy ra để giúp trẻ hiểu hơn về tình huống hiện tại. Ví dụ: Khi nói về một vụ hỏa hoạn mới xảy ra, bố mẹ có thể kể về vụ hỏa hoạn khác từ trước đó. Và hãy kể tập trung vào những điều tích cực hơn như cách mọi người đã đoàn kết và cùng nhau khắc phục. Điều này sẽ giúp cho trẻ cảm thấy an tâm hơn.

Tăng cường sự thân thiết với trẻ

Sẵn sàng an ủi, vỗ về, ôm ấp trẻ nếu cần thiết.

Nhắc lại

Sau khoảng một tuần, bố mẹ có thể nhắc lại chủ đề đã thảo luận, nếu trẻ không chủ động nói. Trẻ cần thời gian để tiếp nhận và xử lý thông tin, nhưng để trẻ có thể mạnh dạn chia sẻ về nó một lần nữa thì sự động viên từ phía bố mẹ là điều vô cùng cần thiết.

bo me dong vien tre, giup tre bot lo lang
Trẻ cần thời gian để tiếp nhận và xử lý thông tin, và sự động viên của bố mẹ sẽ giúp trẻ bớt lo lắng và trở nên mạnh dạn hơn.

Nếu bố mẹ cũng không biết phải chia sẻ ra sao? 

Có những chủ đề khiến bố mẹ gặp nhiều khó khăn khi chia sẻ với con, có thể do những giá trị văn hóa và tín ngưỡng, hoặc do hoàn cảnh riêng khiến tâm lý bố mẹ cũng bị ảnh hưởng, ví dụ như việc ly hôn. Vì vậy, bố mẹ có thể nói chuyện với nhau hoặc với một người bạn về những khó khăn của mình để tìm ra cách giải quyết.

Con người ai cũng có cảm xúc và việc chia sẻ chúng với con mình là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bố mẹ thể hiện quá nhiều cảm xúc đau buồn, căng thẳng thì có thể không tốt cho trẻ, vì trẻ có thể bị buồn theo hoặc bắt chước theo phản ứng của bố mẹ.

Nếu bố mẹ cảm thấy quá căng thẳng, buồn bã khi nói hoặc nghĩ về những chủ đề nhạy cảm, hãy trò chuyện với bác sĩ để ổn định tâm lý của mình trước đã.

ODPHUB mong rằng bài viết này sẽ giúp bố mẹ và trẻ có những cuộc trò chuyện thoải mái và thẳng thắn về những vấn đề nhạy cảm.

Nguồn tham khảo: Raising Children

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận