Bố mẹ cần biết: những ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ khi bố mẹ ly hôn
Cảm xúc & Kết nối xã hội - 02/10/2019
Ly hôn không phải là điều dễ dàng chấp nhận đối với cả bố mẹ lẫn trẻ. Việc này ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của trẻ nếu bố mẹ không chú ý và xử lý tình hình kịp thời.
Những bố mẹ đang trải qua việc ly hôn thường quên phân biệt giữa nhu cầu của mình với nhu cầu của con. Nhà phân tâm học Erik Erikson đã giải thích rằng, trẻ sơ sinh thường trải nghiệm thế giới của mình thông qua 2 cảm giác “tin tưởng” hoặc “không tin tưởng”, dựa trên tính đều đặn và chất lượng chăm sóc của bố mẹ. Và khi bố mẹ ly hôn thì thường sẽ không đảm bảo được 2 yêu tố đó. Dù trẻ có xử lý thử thách đầu đời này thế nào (có tin tưởng bố mẹ hoặc thế giới xung quanh mình hay không), thì trẻ cũng phải đối mặt với thử thách tiếp theo trong cuộc đời.
Những ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ khi bố mẹ ly hôn
Khi mới chập chững biết đi, trẻ bắt đầu phải đối mặt với thử thách của giai đoạn “Mâu thuẫn giữa tự chủ và hoài nghi - xấu hổ” (Autonomy vs. Shame). Trong giai đoạn này, trẻ dần chú tâm tới tính độc lập và tự chủ của mình. Việc ly hôn của bố mẹ thường làm gián đoạn tình cảm và việc chăm sóc con. Do đó, trẻ khó có thể làm chủ hiệu quả những thử thách trong quá trình phát triển và trưởng thành về cảm xúc của mình.
Bên cạnh đó, sự bất ổn và những nỗi căng thẳng tiềm tàng trong quá trình ly hôn của bố mẹ cũng có thể gây nhiều khó khăn trong việc phát triển cảm xúc một cách tự tin của trẻ. Vì vậy, việc ly hôn cũng dễ gây ra những hệ quả lâu dài về sức khỏe và tâm lý.
Mạng lưới Hỗ trợ Trẻ em bị Chấn thương Tâm lý Quốc gia đã chỉ ra rằng chức năng sinh học bình thường được quyết định một phần bởi yếu tố môi trường. Khi một đứa trẻ lớn lên trong sự căng thẳng, buồn bã, thì hệ thống miễn dịch và hệ thống phản ứng trước căng thẳng của cơ thể có thể sẽ không phát triển bình thường được. Nỗi căng thẳng sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của não bộ và hệ thống thần kinh. Do đó, những trẻ bị sang chấn tâm lý thường mắc các chứng rối loạn cơ thể. Tức là trẻ có thể phản ứng quá mức hoặc ít phản ứng với những kích thích giác quan, phản ứng kém hoặc không phản ứng trước những dấu hiệu đau đớn. Trẻ cũng có thể phàn nàn về những cơn đau mãn tính, dù không có lý do nào về mặt thể chất cả.
>>>Tham khảo thêm: Làm sao để giảm thiểu tác động của việc ly hôn tới bé trong giai đoạn 1-3 tuổi?
Người ta đã ghi nhận được rằng, những sang chấn tâm lý tuổi thơ có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Theo Tạp chí Tim Mạch, việc trẻ bị lạm dụng khi còn nhỏ, bị bỏ bê hoặc phải chịu những khủng hoảng trong gia đình sẽ dễ có nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện, bị bệnh tâm thần, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tự sát, và những bệnh khác, bao gồm bệnh tim mạch.
Tương tự, Tạp chí Tim Mạch Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, trẻ phải chịu nỗi đau tinh thần trong thời thơ ấu có thể có nguy cơ bị bệnh tim và rối loạn chuyển hóa (như tiểu đường) cao hơn ở tuổi trưởng thành - dù không còn bị căng thẳng quá mức khi lớn lên.
ODPHUB mong rằng bài viết này mang lại một cái nhìn bao quát hơn về những khó khăn mà trẻ có thể sẽ gặp phải khi bố mẹ ly hôn, để bố mẹ có thể giúp trẻ giảm thiểu tối đa những thương tổn về tâm lý cũng như sức khỏe.
Nguồn tham khảo: Psychology Today
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận