Cách tương tác với trẻ sinh non trong lồng ấp 

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 11/06/2020

Trẻ sinh non thường được nuôi trong lồng ấp cho tới khi sức đề kháng của con đủ khỏe mạnh để được nuôi dưỡng ở môi trường bên ngoài. Vậy cách tương tác với trẻ sinh non hiệu quả là gì? 

Khi chào đời, do sức đề kháng còn kém, trẻ sinh non rất dễ mắc một số bệnh nên con cần được nuôi trong lồng ấp (NICU). Lúc này, việc bố mẹ trò chuyện và tương tác với trẻ có thể góp phần tích cực cho quá trình phát triển của con, khiến con cảm thấy được yêu thương, an toàn và che chở.  Vậy cách tương tác với trẻ sinh non trong lồng ấp như thế nào là hiệu quả?

Tại sao cần tương tác nhiều với trẻ sơ sinh?

Việc bố mẹ thường xuyên tương tác với trẻ sẽ giúp tạo dựng mối quan hệ khăng khít và gần gũi giữa bố mẹ và con. Bố mẹ có thể làm được điều này ngay từ những việc đơn giản nhất, ví dụ như cười với trẻ, chạm vào cơ thể con, đáp ứng những nhu cầu của con như ăn, ngủ... hay trò chuyện với con bằng những lời yêu thương. Qua đó, con sẽ cảm thấy được che chở và an toàn hơn. Đây cũng là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của trẻ về sau, đặc biệt là sức khỏe tinh thần.

Đối với trẻ sinh non và đang được chăm sóc trong lồng ấp, nhiều bố mẹ có thể sẽ thắc mắc không biết rằng mình có thể thường xuyên giao tiếp và tương tác với con hay không. Trên thực tế, trẻ sinh non sẽ thường được chăm sóc đặc biệt và không được gần gũi với bố mẹ nhiều như trẻ sinh đủ tháng vì sức đề kháng của con còn yếu và cần sự chăm sóc từ các y tá và bác sĩ để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định. Bố mẹ nhiều khi không được trò chuyện với con, ôm con, hay thậm chí chỉ đơn giản là được vào gặp con thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều điều khác bố mẹ có thể làm để gần gũi với trẻ sinh non hơn khi con vẫn còn trong lồng ấp. 

trẻ sinh non
Việc bố mẹ thường xuyên tương tác với trẻ sẽ giúp tạo dựng mối quan hệ khăng khít và gần gũi giữa bố mẹ và con.

Cách tương tác với trẻ sinh non trong lồng ấp

Dù chỉ mới sinh ra nhưng trẻ nhỏ đã có khả năng nhận biết giọng nói và mùi hương đặc trưng của bố mẹ. Sự hiện diện thường xuyên của bố mẹ có thể giúp con có cảm giác quen thuộc và được che chở. Đây chính là nền móng để xây dựng mối quan hệ gần gũi giữa bố mẹ và con. Ngoài ra, bố mẹ hãy tham khảo một vài “bí kíp” dưới đây để tương tác với trẻ sinh non ngay từ khi con còn được nuôi dưỡng trong lồng ấp: 

Ôm ấp và bế trẻ

Khi bố mẹ ôm ấp, bế và mát-xa cho trẻ sơ sinh, con có cảm giác an toàn và được che chở. Bố mẹ có thể nắm tay hoặc bàn chân của trẻ. Lúc này, nếu thấy trẻ không tỏ vẻ khó chịu, bố mẹ hãy bế con lên. Nhờ những hành động như vậy, trẻ sẽ dần hiểu rằng bố mẹ là người con có thể “trông cậy” mỗi khi cần được dỗ dành.

Tìm hiểu ngôn ngữ cơ thể của trẻ

Khi chưa thể diễn đạt bằng lời nói, trẻ sơ sinh sẽ sử dụng ngôn ngữ cơ thể để biểu hiện những cảm xúc của mình. Do đó, bố mẹ hãy chú ý tới từng chuyển động của cơ thể con để biết những nhu cầu của trẻ, ví dụ khi nào con cần được dỗ dành hay lúc nào con đang cảm thấy vui vẻ.

>>> Tham khảo thêm: Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sinh non cho bố mẹ biết điều gì?

trẻ sinh non trong lồng ấp
Khi chưa thể diễn đạt bằng lời nói, trẻ sơ sinh sẽ sử dụng ngôn ngữ cơ thể để biểu hiện những cảm xúc của mình.

Chơi đùa cùng trẻ

Việc chơi đùa cùng trẻ sơ sinh sẽ giúp:

  • Bố mẹ và trẻ gần gũi nhau hơn.
  • Phát triển não bộ của trẻ.
  • Trẻ cảm thấy được yêu thương và che chở.
  • Trẻ hiểu hơn về những mối quan hệ của mình.
  • Trẻ phát triển giác quan, nhận biết được nhiều điều hơn về thế giới xung quanh mình, bao gồm những gì con có thể nhìn, nghe, ngửi và cảm nhận.

Khi trẻ còn ở trong lồng ấp, bố mẹ có thể chơi cùng trẻ bằng cách cười nói, dùng ngôn ngữ cơ thể và đọc sách cho con nghe. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tập trung chú ý tới ngôn ngữ cơ thể của trẻ để biết khi nào nên kết thúc khoảng thời gian vui chơi.

Cho trẻ nhận diện mùi hương của bố mẹ

Bế trẻ là cách rất hữu hiệu giúp con nhận diện mùi hương của bố mẹ. Trong trường hợp bố mẹ chưa thể bế trẻ, hãy đặt một vật gì đó có mùi hương của mình ở trong lồng ấp, ví dụ như áo.

Tuy nhiên, bố mẹ nên hỏi ý kiến và lời khuyên của bác sĩ trước khi làm việc này. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tránh sử dụng nước hoa hay nước xả có mùi hương để tránh ảnh hưởng tới việc nhận diện mùi hương của trẻ. 

Làm mọi thứ theo quy trình

Mỗi lần làm gì đó, bố mẹ hãy làm theo đúng quy trình mà trước đó mình áp dụng để từ đó, để từ đó, trẻ sẽ có thể “đoán” trước phần nào về hành động tiếp theo của bố mẹ, đồng thời hiểu rằng bố mẹ là người đặc biệt luôn xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày của mình. Ví dụ, mỗi lần trước khi bế trể,  bố mẹ đều nói: “Bố/mẹ bế con lên nào!”. Câu nói này sẽ là dấu hiệu để trẻ biết rằng điều gì đó rất thoải mái đang chuẩn bị diễn ra. Con cũng sẽ cảm thấy an toàn hơn khi ở bên bố mẹ và cảm thấy yên tâm với cách bố mẹ chăm sóc mình.

cách giao tiếp với trẻ sinh non
Có rất nhiều cách bố mẹ có thể áp dụng để gần gũi hơn với trẻ sinh non.

Chăm sóc và vệ sinh cá nhân cho trẻ

Các y tá, bác sĩ sẽ hướng dẫn và hỗ trợ bố mẹ cách vệ sinh cá nhân cho trẻ sinh non phù hợp nhất. Bố mẹ sẽ được học cách rửa mặt, thay tã hay thay đổi vị trí nằm cho trẻ. Thông qua những lần chăm sóc cho trẻ như vậy, bố mẹ sẽ gắn kết với trẻ nhiều hơn và học được cách chăm sóc hiệu quả để con cảm thấy thoải mái nhất.

Luôn giữ tinh thần thoải mái

Việc trẻ sinh non và phải được chăm sóc trong lồng ấp có thể khiến bố mẹ cảm thấy áp lực và lo lắng về sức khỏe của con. Tuy nhiên, bố mẹ hãy giữ tinh thần luôn thoải mái và chăm sóc bản thân thật tốt. Bố mẹ vui vẻ thì mới có thể chăm sóc và tương tác với trẻ hiệu quả hơn.

Như vậy, những hành động dường như rất đơn giản như ôm ấp, trò chuyện hay sử dụng biểu cảm khuôn mặt với trẻ sơ sinh đều có thể giúp con phát triển trí não, giúp bộ não sản sinh ra nhiều chất và hooc-môn quan trọng cho quá trình phát triển thể chất lẫn tinh thần cho con. ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích nhất về cách tương tác với trẻ sinh non từ khi con còn được nuôi dưỡng trong lồng ấp.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Sự phát triển nhận thức của trẻ sinh non có theo kịp trẻ sinh đủ tháng?

Trí não & Nhận thức - 27/11/2019

Sự phát triển nhận thức của trẻ sinh non có theo kịp trẻ sinh đủ tháng?

Nhiều người tin rằng, não bộ của trẻ sinh non không phát triển tốt bằng trẻ sinh đủ tháng, nên trẻ sinh non có mức độ phát triển nhận thức chậm hơn. Tuy nhiên, sự thật không hoàn toàn như...

Trẻ sinh non sẽ tập đi vào thời điểm nào?

Thể chất & Dinh dưỡng - 04/10/2019

Trẻ sinh non sẽ tập đi vào thời điểm nào?

Bố mẹ nào cũng mong con mình sớm tập đi, và với những trẻ sinh non thì bố mẹ có thể càng nóng lòng hơn. Tuy nhiên, bố mẹ đừng nên quá sốt ruột, vì mỗi đứa trẻ đều có tốc độ phát triển khác...

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sinh non - liệu có chậm hơn trẻ bình thường?

Giao tiếp & Ngôn ngữ - 30/09/2019

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sinh non - liệu có chậm hơn trẻ bình thường?

Trẻ sinh non có thể sẽ trải qua những cột mốc phát triển hơi khác với trẻ sinh đầy tháng. Vậy liệu trẻ sinh non có chậm nói hơn không? Bố mẹ cùng tìm hiểu nhé!