Áp dụng phương pháp tiếp cận bậc thang theo độ tuổi cho trẻ bị rối loạn lo âu

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 25/09/2019

Trẻ bị mắc hội chứng rối loạn lo âu nên được can thiệp càng sớm càng tốt, và tiếp cận bậc thang được coi là phương pháp rất hiệu quả. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi của trẻ mà bố mẹ cần có cách áp dụng khác nhau.

Trẻ bị chứng rối loạn lo âu thường có biểu hiện giống nhau như quá nhút nhát, ít nói, sợ đám đông, không dám chủ động bắt chuyện với người lạ, thích ở một mình… Khi áp dụng phương pháp tiếp cận bậc thang cho trẻ, để giúp trẻ từng bước một. bố mẹ cũng cần linh hoạt để phù hợp với lứa tuổi của trẻ nhé!

Roi Loan Lo Au 3
Trẻ bị rối loạn lo âu luôn muốn bố mẹ ở bên mình

Áp dụng phương pháp tiếp cận bậc thang với trẻ 3-4 tuổi

Ở độ tuổi này, những trẻ bị rối loạn lo âu thường sẽ tỏ ra sợ phải gặp gỡ và nói chuyện với người lạ. Vì thế, việc bố mẹ nên làm là giúp con tập tiếp xúc với những người mới mẻ, rồi dần dần nói một hai từ với họ, bắt đầu từ những lời chào hỏi đơn giản...

Chẳng hạn, khi gặp cô thu ngân trong siêu thị, bác bảo vệ ở trường học, một bạn cùng tuổi ở công viên… thì bố mẹ nên nhắc con nói lời chào cũng như nói tạm biệt (và khen con khi con đã nói). Những lần sau, bố mẹ khuyến khích con nói câu dài hơn, rồi tiến đến là đề nghị con rủ một người bạn mới gặp chơi cùng. Khi con tự tin hơn, bố mẹ hãy để con tiếp xúc với cả một nhóm bạn mới và bắt chuyện với họ...

me giup tre roi loan lo au giam cang thang bang cach ap dung phuong phap tiep can bac thang
Trẻ rất cần được lắng nghe chia sẻ

Áp dụng phương pháp tiếp cận bậc thang với trẻ 5-7 tuổi

Trẻ ở độ tuổi này có thể thể hiện chứng rối loạn lo âu tương tự như hội chứng lo sợ xa cách: trẻ sợ phải rời bố mẹ dù chỉ trong thời gian ngắn, thậm chí đang chơi rất vui cũng liên tục ngó tìm người thân, không dám ngủ riêng (dù chỉ là ngủ giường riêng trong cùng phòng với bố mẹ hoặc anh chị)...

Phương pháp tiếp cận bậc thang ở lứa tuổi này nhằm giúp trẻ học cách sống độc lập, nhưng tất nhiên, mọi thứ nên diễn ra từ từ. Chẳng hạn, bố mẹ hãy khuyến khích con chơi trong nhà khi mẹ ở ngay ngoài sân, rồi dần dần là mẹ ở phòng bên cạnh, và tăng dần thời gian con chơi một mình lên. Việc tập cho trẻ ngủ riêng cũng tương tự: đầu tiên là đặt thêm tấm nệm sát với giường bố mẹ để con ngủ ở đó, rồi từ từ đẩy nệm ra xa hơn, dần dần là khuyến khích con ngủ ở phòng riêng...

tre roi loan lo au can duoc ap dung phuong phap tiep can bac thang de giam bot cang thang
Trẻ thường sợ hãi khi phải gặp gỡ người lạ

Với những trẻ lớn hơn, tùy vào những biểu hiện cụ thể của hội chứng rối loạn lo âu ở trẻ mà bố mẹ nên có những “chiến lược” phù hợp, dựa trên nguyên tắc chung của phương pháp tiếp cận bậc thang là đi từ từ, tăng dần cấp độ. Bằng cách này, bố mẹ sẽ giúp trẻ dần điều chỉnh cả hành vi và tâm lý, để thoát khỏi những nỗi sợ hãi không đáng có.

ODPHUB mong rằng phương pháp tiếp cận bậc thang có thể góp phần giúp trẻ giảm bớt những dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu và dễ dàng hòa nhập hơn trong cuộc sống.

Nguồn tham khảo: Raising Children

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận