10 điểm tích cực về những cơn cáu giận của trẻ (Phần 2)
Cảm xúc & Kết nối xã hội - 25/12/2019
Cơn cáu giận không chỉ là một phần quan trọng trong sự phát triển cảm xúc của trẻ, mà còn có những lợi ích nhất định về tâm lý nữa!
Như đã nói trong Phần 1, chúng ta không thể phủ nhận một số lợi ích của cơn cáu giận đối với sự phát triển cảm xúc của trẻ. Bố mẹ hãy cùng ODPHUB tìm hiểu những điểm tích cực tiếp theo của những cơn bùng nổ cảm xúc ở trẻ nhé!
Cơn cáu giận cho thấy trẻ tin tưởng bố mẹ đủ để bày tỏ cảm xúc của mình
Những cơn cáu giận của trẻ thực ra là một lời khen đối với bố mẹ. Bởi chúng chứng tỏ rằng bố mẹ đã kiên quyết từ chối điều gì đó và trẻ gần như đã phải chấp nhận rồi. Và trẻ cũng cảm thấy an toàn bên bố mẹ, đủ để sẵn sàng bày tỏ cảm xúc của mình. Bố mẹ vẫn có thể giữ vững quyết định (từ chối) của mình và vẫn thông cảm với nỗi buồn của trẻ. Những cơn cáu giận của trẻ lúc này có thể chỉ là cái cớ để trẻ nhận được điều mình thực sự cần: là sự kết nối và tình yêu thương của bố mẹ đấy!
Cơn cáu giận góp phần giúp trẻ cải thiện hành vi
Đôi khi, trẻ thể hiện cảm xúc qua hành vi hung hăng, thái độ không muốn chia sẻ hoặc từ chối hợp tác trong những việc đơn giản như thay quần áo hoặc đánh răng. Những biểu hiện này đều cho thấy trẻ đang gặp khó khăn với chính cảm xúc của mình. Việc trẻ làm ầm ỹ lên cũng là cách giúp trẻ giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Sau đó, trẻ sẽ bình tĩnh, thân thiện trở lại và có những hành vi tốt hơn.
Những cơn cáu giận là cơ hội để bố mẹ và trẻ trở nên gần gũi hơn
Khi trẻ đang ăn vạ, bố mẹ có thể cảm thấy rằng trẻ không cần bố mẹ ở cạnh, nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Hãy để trẻ vượt qua cơn bão cảm xúc một cách tự nhiên, không cần cố giải quyết hoặc bắt trẻ dừng lại. Bố mẹ cũng không nên nói quá nhiều mà chỉ cần nói vài lời nhẹ nhàng và ôm trẻ thôi. Trẻ sẽ sẵn sàng đón nhận tình yêu thương vô điều kiện của bố mẹ và sau đó sẽ trở nên gần gũi, gắn bó với bố mẹ hơn.
Cơn cáu giận xảy ra ở nhà sẽ hạn chế được khả năng trẻ ăn vạ ở nơi công cộng
Khi cần thể hiện hết cảm xúc của mình, trẻ thường sẽ chọn cách thể hiện ở nhà, vì trẻ biết rằng ở nhà thì bố mẹ sẵn sàng lắng nghe hơn. Bố mẹ càng hay bắt trẻ phải giữ bình tĩnh ở mọi nơi, thì những căng thẳng của trẻ càng bị dồn nén lại. Nhưng nếu khi ở nhà, bố mẹ dành thời gian để lắng nghe trẻ bày tỏ cảm xúc thì khi ra ngoài, trẻ sẽ không mang theo những nỗi khó chịu, bực tức nữa.
Cơn cáu giận là cách trẻ thể hiện cảm xúc rất tự nhiên - một điều mà nhiều người lớn quên (hoặc không dám) làm
Càng lớn, trẻ càng ít khóc. Một phần là vì trẻ trưởng thành và biết cách điều chỉnh cảm xúc. Một phần nữa là do trẻ học được cách hòa nhập với một xã hội vốn không khuyến khích con người thoải mái thể hiện cảm xúc. Thực tế, mỗi khi người lớn tức giận hoặc mất bình tĩnh với trẻ thì cũng là vì người lớn muốn “xả” những cảm xúc tiêu cực ra. Tuy nhiên, hiếm ai cảm thấy đủ an toàn và thoải mái để òa khóc và giải tỏa những cảm xúc bị dồn nén của mình. Vì vậy, khi trẻ vẫn còn hồn nhiên, thì việc thể hiện những cơn cáu giận cũng là cách tốt để trẻ cải thiện tâm trạng của bản thân đấy!
Cơn cáu giận của trẻ cũng có ích cho bố mẹ nữa
Có khả năng là hồi nhỏ, bản thân bố mẹ không được ai thông cảm lắng nghe mỗi khi khóc lóc, tức giận. Giờ đây, khi ở bên trẻ lúc trẻ giận dữ, bố mẹ có thể nhận ra những thiếu thốn của chính mình - điều mà xưa nay mình chưa hề để ý đến. Và việc cư xử phù hợp với trẻ lúc này có thể là cách chữa lành những tổn thương cảm xúc xưa cũ đó của chính bố mẹ đấy!
Sau những giây phút đối diện với cơn cáu giận của trẻ, bố mẹ hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân, trò chuyện với bạn bè, thậm chí có thể khóc, nếu cần. Dần dần, chính bố mẹ cũng sẽ “tái lập trình” cho não mình, để trở thành những người trưởng thành bình tĩnh, trầm ổn hơn nhiều.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận