Bố mẹ có nên cho trẻ học tiền tiểu học hay không?
Trí não & Nhận thức - 07/11/2020
Mang lại không ít lợi ích cho trẻ nhỏ nhưng vì còn khá mới nên không ít bậc phụ huynh phân vân không biết có nên cho trẻ học tiền tiểu học hay không?
Để tránh cảnh “ngày đầu tiên đi học, em mắt ướt nhạt nhòa” thì có rất nhiều bố mẹ đã lựa chọn cho trẻ học tiền tiểu học để tránh cho con cảm giác bỡ ngỡ khi chuyển từ môi trường mẫu giáo sang môi trường học hoàn toàn mới lạ. Thế nhưng, các lớp tiền tiểu học cũng chỉ mới xuất hiện gần đây, khiến cho nhiều phụ huynh vẫn đặt ra câu hỏi “có nên cho trẻ học tiền tiểu học hay không”.
Vậy đi học tiền tiểu học là như thế nào và có tác dụng ra sao? Bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây của ODPHUB nhé!
Tầm quan trọng của giai đoạn tiền tiểu học
6 tuổi là một cột mốc đánh dấu sự thay đổi lớn trong thói quen hằng ngày của trẻ khi phải rời xa trường mầm non để bước vào lớp 1 trường tiểu học. Thay đổi không chỉ môi trường mới, mối quan hệ bạn bè mới mà cả những hoạt động ở trường giờ đây cũng mang một tính chất khác. Nếu ở trường mầm non, mọi hoạt động đều mang tính vừa học vừa chơi, cho trẻ sự tự do và cảm giác thoải mái tự nhiên, thì khi bước chân vào trường tiểu học, trẻ sẽ được uốn nắn trong khuôn khổ với những hoạt động mang tính học thuật hơn. Sự thay đổi này có tác động không hề nhỏ đối với tâm lý của trẻ, đặc biệt là những trẻ có cá tính mạnh, hiệu động và thích làm mọi thứ theo ý riêng của mình.
Xem thêm: 6 lý do việc dạy trẻ học lập trình nên được thực hiện từ sớm
Giai đoạn tiền tiểu học ra đời để giúp cho quá trình thay đổi này diễn ra từ từ, bắt đầu khoảng 3-6 tháng trước khi trẻ nhập học ở môi trường mới. Giai đoạn tiền tiểu học giúp trẻ thích nghi dần với môi trường, khuôn khổ cũng như hoạt động học tập ở trường tiểu học, tạo cho trẻ sự tự tin và hứng thú với trường lớp, bạn bè mới.
Giai đoạn tiền tiểu học trang bị nhiều kỹ năng cho trẻ
Kỹ năng sống
Trong giai đoạn tiền tiểu học, trẻ được rèn thêm kỹ năng sống:
Kỹ năng tự phục vụ bản thân hằng ngày như:
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định và tự vệ sinh cá nhân;
- Dọn dẹp không gian chung như quét nhà và biết để đồ của mình gọn gàng, đúng nơi quy định;
Kỹ năng phòng vệ như:
- Nhận biết tình huống nguy hiểm và những nơi nguy hiểm;
- Không đi theo hoặc nghe lời người lạ;
- Biết cách tìm sự giúp đỡ của người khác khi gặp nguy hiểm.
Kỹ năng giao tiếp như:
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến cá nhân;
- Biết tôn trọng, chia sẻ và hợp tác với bạn bè;
- Biêt cách nhận biết được cảm xúc của người khác và hành xử phù hợp;
- Biết sử dụng các từ thể hiện cảm xúc, biết kể chuyện;
- Biết tưởng tượng ra chi tiết để kể chuyện theo tranh.
Trang bị thêm kiến thức cho trẻ
Trong giai đoạn tiền tiểu học, trẻ được tiếp xúc với những kiến thức nền tảng của môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh cũng như các kiến thức về khoa học. Các bài học trong giai đoạn này khá đơn giản nhưng vẫn giúp trẻ phát triển tư duy logic, cụ thể:
- Nhận biết, gọi tên các hình khối trong môn Toán;
- Học về các ngày trong tuần;
- Sắp xếp đồ vật theo các nhóm quy tắc 3-4 đối tượng;
- Ghép tranh, ghép hình;
Phát triển nhận thức, tư duy
Đi học tiền tiểu học, trẻ được rèn luyện nhận thức và tư duy từ những hoạt động hằng ngày như:
- Nhận biết được các bữa ăn, bữa phụ trong ngày;
- Biết cách chọn trang phục phù hợp với điều kiện thời tiết;
- Nhận biết được công dụng của từng loại dụng cụ học tập;
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa các loại đồ dùng.
Phát triển vận động
Kỹ năng vận động là kỹ năng vô cùng quan trọng với trẻ thế nên trong giáo trình tiền tiểu học luôn chú trọng các bài rèn luyện kỹ năng vận động thô và vận động tinh cho trẻ. Bài tập vận động thô bao gồm các hoạt động nhảy lò cò, bật nhảy, vận động toàn thân,... Bài tập vận động tinh bao gồm hoạt động ghép hình, tô màu, vẽ tranh, gấp giấy, tập tô các nét cơ bản,...
Sau khi phân tích những ưu điểm mà giai đoạn tiền tiểu học mang lại, bố mẹ có thể cân nhắc dựa trên nhu cầu của gia đình của như của trẻ để xem có nên cho trẻ học tiền tiểu học hay không. ODPHUB hy vọng rằng bài viết trên có thể giúp bố mẹ có thêm nhiều thông tin hơn để tham khảo.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận