5 “bí mật” về cấu trúc não bộ của trẻ

Trí não & Nhận thức - 25/11/2019

Những trải nghiệm đầu đời đều ảnh hưởng đến sự phát triển của cấu trúc não bộ của trẻ. Và đó là nền tảng cho việc học hành, hành vi cũng như sức khỏe của trẻ sau này.

Những thông tin về cấu trúc não bộ của trẻ có thể giúp bố mẹ biết cách tác động từ khi trẻ còn nhỏ, giúp trẻ phát triển lành mạnh, phát huy được tiềm năng của bản thân.

Não bộ hình thành dần dần

Cấu trúc cơ bản của não được hình thành theo một quá trình bắt đầu từ khi trẻ chưa ra đời, cho đến lúc lớn lên. Những kết nối thần kinh và kỹ năng đơn giản hình thành trước, rồi đến những mạch và kỹ năng phức tạp hơn. Trong những năm đầu đời, cứ mỗi giây, sẽ có hơn 1 triệu kết nối thần kinh mới được hình thành. Sau quá trình phát triển nhanh chóng này, số lượng các kết nối sẽ giảm thông qua quá trình cắt tỉa, giúp các mạch thần kinh hoạt động hiệu quả hơn.

Cấu trúc não được hình thần dần dần, từ dưới lên.
Cấu trúc não được hình thần dần dần, từ dưới lên.

Cấu trúc não bao gồm hàng tỉ kết nối giữa các nơ-ron đơn lẻ, từ vùng não này sang vùng não khác

Các kết nối trên cho phép các nơ-ron “phụ trách” các chức năng não khác nhau có thể giao tiếp cực nhanh. Những năm đầu đời là thời kỳ hình thành nhiều kết nối nơ-ron nhất. Các kết nối mới vẫn có thể hình thành trong suốt cuộc đời, và những kết nối không cần thiết sẽ tiếp tục bị cắt bớt. Quá trình này không bao giờ ngừng lại, nên không thể nói được là ở tuổi nào thì não phát triển bao nhiêu phần trăm. Có một điều quan trọng hơn nữa, là những kết nối hình thành từ sớm sẽ tạo nên nền tảng (vững hoặc yếu) cho những kết nối hình thành về sau.

Cấu trúc não được cấu thành từ hàng tỉ nơ-ron thần kinh.
Cấu trúc não được cấu thành từ hàng tỉ nơ-ron thần kinh.

Những tương tác giữa gen và trải nghiệm sẽ tác động đến sự phát triển não bộ

Mặc dù gen cung cấp một “bản thiết kế” cho sự hình thành các mạch thần kinh trong não, nhưng các mạch này chỉ được củng cố qua việc sử dụng lặp đi lặp lại. “Thành phần” chính trong quá trình phát triển này là sự tương tác qua lại giữa trẻ với bố mẹ hay những người xung quanh. Nếu không có sự quan tâm hoặc sự tương tác phù hợp, thì cấu trúc não bộ của trẻ sẽ không hình thành như kỳ vọng. Do đó, khả năng học tập và hành vi của trẻ sau này có thể bị ảnh hưởng. Tóm lại, gen và các trải nghiệm cùng nhau xây dựng cấu trúc não bộ.

Khả năng nhận thức, các kỹ năng về cảm xúc và xã hội liên kết chặt chẽ với nhau trong suốt cuộc đời

Các chức năng của não phối hợp chặt chẽ với nhau. Sự phát triển lành mạnh về cảm xúc và năng lực xã hội là nền tảng vững chắc cho sự phát triển khả năng nhận thức. Tất cả những điều đó lại giúp xây dựng cấu trúc não. Sức khỏe tinh thần và thể chất, các kỹ năng xã hội, nhận thức trong những năm đầu đời đều đóng vai trò quan trọng cho thành công của trẻ trong tương lai.

Các kỹ nãng của  cấu trúc não bộ liên kết chặt chẽ với nhau.
Các kỹ nãng của não bộ liên kết chặt chẽ với nhau.

Những căng thẳng tiêu cực làm suy yếu cấu trúc của bộ não đang phát triển, dẫn đến các vấn đề lâu dài về khả năng học tập, hành vì và sức khỏe

Trải nghiệm những căng thẳng là một phần quan trọng trong sự phát triển lành mạnh của trẻ. Hệ thống kiểm soát căng thẳng được kích hoạt sẽ tạo ra nhiều phản ứng sinh lý, giúp cơ thể sẵn sàng đối phó với những mối đe dọa. Tuy nhiên, nếu những phản ứng này luôn duy trì mức độ cao trong một thời gian dài mà không có những mối quan hệ hỗ trợ để giúp trẻ bình tĩnh lại, thì trẻ sẽ phải chịu các căng thẳng tiêu cực. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các kết nối thần kinh, đặc biệt là ở các vùng não dùng để học các kỹ năng khó.

Xem thêm: Những cách hoạt động của não bộ để trẻ học hỏi và khám phá

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận