Những cách hoạt động của não bộ để trẻ học hỏi và khám phá

Trí não & Nhận thức - 16/09/2019

Trong quá trình trẻ học hỏi và khám phá, não bộ của trẻ phải hoạt động rất tích cực. Việc hiểu cách thức hoạt động của não bộ sẽ giúp bố mẹ tìm được cách kích thích trẻ liên tục khám phá thế giới xung quanh mình.

Với trẻ nhỏ, thế giới xung quanh luôn rất thú vị và có nhiều điều cần tìm hiểu. Vậy não bộ của trẻ hoạt động như thế nào để học hỏi và khám phá? Bố mẹ hãy đọc những thông tin này để hiểu thêm về sự phát triển não bộ của con mình nhé.

Nao Bo 2
Não bộ của trẻ là thể thống nhất kết nối với nhau.

Não bộ là một hệ thống kết nối

Khi trẻ nhỏ tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, các tế bào thần kinh trong não sẽ liên kết với nhau. Những kết nối này được gọi là đường mòn thần kinh (neural pathway), giống như một hệ thống điện lưới. Mỗi tế bào có thể có nhiều kết nối với các tế bào khác. Thông tin đi vào não bộ sẽ được vận chuyển qua các khớp thần kinh (synapses) nằm giữa các tế bào. Các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters) giúp vận hành hệ thống này để thông tin được truyền tải.

Đường mòn thần kinh

Mỗi đường mòn thần kinh cũng giống như một mạch điện vậy. Khi điện chạy qua mạch, nó sẽ tạo ra một phản hồi. Ví dụ như khi ta bật công tắc, bóng đèn sẽ sáng. Một số mạch thần kinh, như mạch chịu trách nhiệm về hô hấp và tuần hoàn, đã phát triển ngay từ khi con người sinh ra. 

Còn những mạch khác thì “phụ thuộc vào hoạt động”. Chúng cần thông tin đầu vào để xử lý. Thông tin vào càng nhiều, hệ thống hoạt động càng tốt. Những thông tin đầu vào này đến từ tất cả những trải nghiệm của trẻ. Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác, mọi cảm giác và cảm xúc đều giúp bộ não tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh và làm cho các mạch thần kinh hoạt động. 

Nao Bo 4
Đường mòn thần kinh hoạt động như một mạch điện.

Lược bớt đường mòn thần kinh

Đường mòn thần kinh nào được sử dụng nhiều hơn sẽ vững chắc hơn. Các mạch thần kinh không được sử dụng đến sẽ yếu dần và biến mất qua thời gian, quá trình này gọi là “lược bớt”. Việc này cũng không sao, vì trẻ có nhiều mạch thần kinh hơn mức trẻ cần đến. Việc lược bớt xảy ra trong suốt quá trình từ khi trẻ còn nhỏ cho đến tuổi dậy thì. Như vậy, bộ não của trẻ sẽ đủ linh hoạt để liên tục vận hành, nhằm tạo ra những mạch thần kinh mới và cải tiến những đường mòn thần kinh được sử dụng thường xuyên. Việc này gọi là tính “khả biến”.

Sức mạnh của tính khả biến

Tính khả biến của não bộ đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ trong việc học hỏi và tập trung. Với mỗi thông tin, não của trẻ lại có cách xử lý riêng và không phải lúc nào cũng dùng các chất dẫn truyền thần kinh một cách hiệu quả. Sự khác biệt đó khiến cho việc hình thành và củng cố các đường mòn thần kinh trở nên khó khăn hơn. 

Tuy nhiên, nếu bố mẹ dạy trẻ các cách xử lý thông tin khác nhau thì tính khả biến của não sẽ được tận dụng, bởi việc này giúp các tế bào xây dựng những đường mòn thần kinh mới. Vì vậy, việc bố mẹ thường xuyên hướng dẫn con, cho con chơi các trò chơi đòi hỏi não bộ phải hoạt động, là vô cùng cần thiết cho quá trình phát triển trí tuệ của con cả ở hiện tại và trong tương lai.

Nao Bo 3
Não bộ của trẻ có tính khả biến rất cao.

Nguồn tham khảo: Understood

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận