Viêm phế quản phổi ở trẻ em: triệu chứng và cách điều trị
Thể chất & Dinh dưỡng - 15/08/2020
Sức đề kháng kém và thời tiết thay đổi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ bị viêm phế quản phổi ở trẻ em.
Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em là tình trạng nhiễm phế quản và nhu mô phổi, gây ra tình trạng rối loạn trao đổi khí, làm suy hô hấp và có thể tiến triển nặng dẫn đến tử vong. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt dưới 2 tháng tuổi rất dễ mắc phải viêm phôi. Nếu không được điều trị đúng cách, viêm phổi sẽ dễ bị tái phát nhiều lần, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.
1. Nguyên nhân gây viêm phế quản phổi ở trẻ em
1.1 Nguyên nhân chín
Một số nguyên nhân chính dẫn dến tình trạng viêm phế quản phổi ở trẻ em bao gồm
- Virus: Chiếm khoảng 60-70% ca bệnh.
- Vi khuẩn: một số loại thường gặp như phế cầu, Hemophilus influenza (HI), M Catarrhalis, tụ cầu, liên cầu… Ngoài ra, còn có một vài loại vi khuẩn không đặc hiệu như Mycoplasma.
- Ký sinh trùng và nấm.
1.2. Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân chính trên, viêm phế quản phổi ở trẻ em còn có thể xảy ra do một vài lý do khác như:
- Sức đề kháng kém, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi và trẻ sơ sinh rất dễ bị bị bệnh và nặng.
- Trên cơ địa trẻ đẻ non, đẻ thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch và có mắc các bệnh bẩm sinh. Trẻ sinh non, đẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng và mắc bệnh bẩm sinh cũng dễ bị bệnh.
- Thời tiết thay đổi, khí hậu lạnh và độ ẩm cao.
- Môi trường ô nhiễm: nhà ở ẩm thấp, chật chội, khói bụi thuốc lá, bụi, khói bếp,...v.v
- Bị lây nhiễm từ môi trường xung quanh như nhà trẻ, trường học hay gia đình.
>>> Xem thêm: Sốt viêm họng ở trẻ nhỏ: Bố mẹ nên làm gì để trẻ nhanh khỏi ốm
2. Dấu hiệu viêm phế quản phổi ở trẻ em
Quá trình phát triển của bệnh viêm phế quản phổi gồm hai giai đoạn: khởi phát và toàn phát.
2.1 Khởi phát
- Trẻ sốt nhẹ tăng dần đến sốt cao. Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu và ăn kém.
- Có các dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên như ho, ngạt mũi, chảy nước mũi.
- Có thể bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến nôn trớ, tiêu chảy.
2.2 Toàn phát
- Có dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ ràng: sốt cao hoặc rất cao, thuốc hạ sốt không giúp hạ thân nhiệt cho trẻ. Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, môi khô, lưỡi bẩn.
- Ho khan hoặc ho liên tục xuất tiết nhiều đờm, chảy mũi đặc và vàng.
- Ho khan liên tục và tiết nhiều đờm, mũi chảy đặc và vàng.
- Nhịp thở nhanh.
- Khó thở, co rút lồng ngực, đầu gật gù theo nhịp thở.
- Lưỡi, môi và đầu chi tím tái.
- Nhịp thở không đều và đôi khi có các cơn ngừng thở với các trường hợp nặng.
3. Khi nào các trẻ viêm phế quản phổi cần nhập viên
Nếu trẻ viêm phế quản phổi có những dấu hiệu nặng dưới đây, bố mẹ mẹ cần đưa trẻ đến nhập viện theo dõi và điều trị ngay:
- Sốt cao hoặc hạ thân nhiệt.
- Bỏ ăn và bú kém
- Thở nhanh hoặc ngừng thở ở trẻ sơ sinh.
- Ngủ li bì hoặc quấy khóc và tím tái....
4. Trẻ bị viêm phế quản phổi phải làm sao?
Để điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em tại nhà, bố mẹ nên lưu ý một số điểm sau:
- Xây dựng chế độ ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ, không cho ăn kiêng. Cho trẻ uống đủ lượng nước, với trẻ vẫn bú mẹ thì cần đảm bảo nguồn sữa mẹ.
- Đảm bảo nơi ở của trẻ thoáng mát, lưu thông khí tốt, mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
- Lựa chọn quần áo, tã lót rộng rãi cho trẻ.
- Giữ vệ sinh môi trường sống, không cho trẻ sống chung với môi trường có thuốc lá hay khói bụi.
- Thường xuyên vệ sinh mũi họng sạch cho trẻ bằng nước muối sinh lý nhỏ mũi.
- Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch.
- Phát hiện và điều trị sớm các các nhiễm khuẩn hô hấp mà trẻ có thể mắc phải.
Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em sẽ không quá phức tạp nếu bố mẹ hiểu rõ về biểu hiện và cho trẻ chữa trị kịp thời. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, bố mẹ sẽ tự tin hơn khi chăm sóc con trẻ.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận