Trẻ sơ sinh hay nôn trớ có phải là dấu hiệu trẻ đang ốm?
Thể chất & Dinh dưỡng - 27/04/2020
Tình trạng trẻ sơ sinh hay nôn trớ khá phổ biến nhưng vẫn khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Vậy đây có phải dấu cho thấy trẻ đang ốm hay không?
Trong những tháng đầu tiên chào đời, trẻ sơ sinh hay nôn trớ là tình trạng khá thường gặp và khiến nhiều bố mẹ lo lắng không biết có phải hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề hay không. Bài viết dưới đây của ODP sẽ giúp bố mẹ hiểu thêm về hiện tượng này.
Tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ?
Trẻ sơ sinh hay bị trớ, đặc biệt sau khi ăn là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 4 tháng. Nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ sơ sinh hay trớ đó là do trong khi bú mẹ hoặc bú bình, trẻ rất hay nuốt phải một lượng khí thừa có trong không khí hoạt bình. Khi lượng khi này ở trong dạ dày quá nhiều, chúng sẽ bị đẩy lên mũi hoặc miệng của trẻ, gây ra hiện tượng trớ.
Một số trẻ khác do ăn quá nhiều hoặc quá no trong khi kích thước dạ dày chưa đủ to để chứa toàn bộ lượng sữa mới uống vào sẽ dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện, các cơ vòng dưới thực quản chuyên điều tiết việc tiếp nhận đồ ăn có thể bị quá tải, khiến trẻ sơ sinh hay trớ sữa.
Trẻ sơ sinh hay nôn trớ phải làm sao
Để giảm thiểu tình trạng trẻ sơ sinh hay nôn trớ, bố mẹ nên làm theo một số quy tắc dưới đây:
Giữ cho trẻ ngồi thẳng khi cho trẻ ăn
- Giữ lưng trẻ thẳng và hơi nghiêng một chút trong khi cho ăn sẽ làm chậm quá trình sữa đi vào dạ dày của trẻ
Tạo môi trường ăn uống lành mạnh cho trẻ
- Khi cho trẻ ăn, bố mẹ nên hạn chế tiếng ồn và những thứ có thể khiến trẻ bị xao nhãng. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng không nên cho trẻ ăn lúc trẻ quá đói. Nếu trẻ mất tập trung hoặc quá đói, trẻ sẽ nuốt nhiều khi vào bụng hơn.
Kiểm tra núm ti của bình sữa
- Với những trẻ bú bình, bố mẹ cần kiểm tra núm ti của bình sao cho núm không quá nhỏ do núm nhỏ sẽ khiến trẻ khó chịu và nuốt nhiều không khí hơn. Ngược lại, nếu núm quá to, trẻ có thể bị sặc vì sữa chảy xuống quá nhanh.
>>> Xem thêm:
Vỗ ợ hơi cho trẻ
- Trong lúc bú mà trẻ dừng lại một chút để nghỉ, bố mẹ có thể tranh thủ để vỗ ợ hơi cho trẻ trước khi cho ăn tiếp. Việc làm này sẽ giúp giảm thiểu khí thừa trong bụng trẻ, hạn chế tình trạng nôn trớ.
Cho trẻ mặc quần áo thoải mái
- Bố mẹ cần đảm bảo rằng quần áo và bỉm của trẻ không quá chật, khiến bụng trẻ khó chịu. Ngoài ra, khi mới trẻ mới ăn xong, bố mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ngồi ô tô vì điều này có thể khiến trẻ bị tức bụng.
Hạn chế cho trẻ vận động sau khi ăn
- Không nên cho trẻ vận động quá nhiều sau khi ăn và nên giữ cho thẳng lưng khoảng nửa tiếng để giúp trẻ không bị tức bụng.
Không cho trẻ ăn quá no
- Nếu trẻ bị trớ sau khi ăn thì khả năng cao là bố mẹ đang cho trẻ ăn quá no. Bố mẹ nên giảm lượng sữa xuống đôi chút và quan sát xem trẻ có cảm thấy no không. Đôi lúc, vì giảm lượng sữa, trẻ có thể nhanh đói hơn.
Kiểm tra công thức sữa của trẻ
- Trước khi cho trẻ uống sữa công thức, bố mẹ nên đến gặp bác sĩ và kiểm tra xem trẻ có bị dị ứng với các loại sữa này không. Nếu có, các bác sĩ sẽ kê cho trẻ những loại sữa phù hợp hơn.
Trẻ sơ sinh hay nôn trớ có phải là dấu hiệu trẻ đang ốm?
Trẻ sơ sinh hay nôn trớ là tình trạng phổ biến mà bố mẹ nào cũng cần làm quen. Tuy nhiên, nếu trẻ chậm tăng cân hoặc không tăng cân một chút nào, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám. Việc nôn trớ quá nhiều khiến trẻ không thể tăng cân hoặc khiến trẻ khó thở có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị bệnh trào ngược dạ dày.
Nếu trẻ nôn trớ như vòi rồng, bố mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám ngay. Rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị hẹp môn vị dạ dày. Đây là hiện tượng do môn vị quá dày, khiến tình trạng lưu thông thức ăn, dịch dạ dày xuống tá tràng bị cản trở hoặc đình trệ hoàn toàn.
Nếu trong bãi nôn của trẻ có xuất hiện máu hoặc mật xanh, khả năng cao ruột trẻ đang bị tắc nghẽn và cần phải được đi cấp cứu ngay lập tức.
Tình trạng trẻ sơ sinh hay nôn trớ sẽ được cải thiện dần khi các vùng cơ của trẻ hoàn thiện và khỏe hơn. Thông thường, trẻ sẽ hết nôn trớ khi trẻ 6-7 tháng tuổi hoặc khi trẻ biết đứng. Ở một số trẻ, tình trạng này vẫn có thể xảy ra cho đến khi trẻ 1 tuổi nên bố mẹ không cần phải lo lắng quá nhé.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận