Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều - bình thường hay bất thường?

Thể chất & Dinh dưỡng - 19/04/2020

Khi thấy trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều, các bố mẹ thường không khỏi lo lắng vì không biết trẻ có sao không. Liệu đây có phải dấu hiệu cho thấy trẻ bị ốm?

“Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều có sao không?” là câu hỏi khiến nhiều bố mẹ, đặc biệt những ai lần đầu làm cha mẹ cảm thấy lo lắng vì nghĩ trẻ có bệnh đường ruột. Bài viết dưới đây của ODP sẽ giúp bố mẹ tháo gỡ những khúc mắc về vấn đề này.

trẻ sơ sinh đánh rấm nhiều
Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều là hiện tượng khá phổ biến.

Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều bao nhiêu là bình thường?

Việc đánh rắm hay xì hơi là một hiện tượng sinh lý bình thường ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây đơn thuần là một cách hệ hệ tiêu thể hiện chức năng của mình. Nếu muốn biết trẻ đánh rắm nhiều là bình thường hay bất thường, bố mẹ hãy đếm số lần xì hơi trong một ngày của trẻ cũng như quan sát mỗi lần xì hơi bé có biểu hiện thế nào.

bé đánh rắm nhiều
Bố mẹ cần quát sát hiện tượng trẻ đánh rắm nhiều để xem có nguy hiểm hay không.

Nếu trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều hơn 10 lần/ngày và đi kèm với các triệu chứng như: chương bụng, nôn trớ, trẻ có thể đang có một hệ tiêu hóa không khỏe mạnh.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều. Một trong số đó có thể kể đến như:

Thức ăn của mẹ có vấn đề

Với những mẹ cho con bú hoàn toàn, nếu mẹ ăn những loại thực phẩm khó tiêu hóa và nhiều chất kích thích như: cô ca, trà, cà phê và sô cô la hoặc những loại thực phẩm nhiều gia vị thì hệ tiêu hóa của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này, mẹ cần điều trị lại chế độ ăn uống của mình để nguồn sữa tinh khiết và nuôi dưỡng trẻ tốt hơn. 

>>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Chế độ ăn uống của trẻ có vấn đề

Trong quá trình ăn uống của trẻ, nếu chế độ ăn không phù hợp, hệ tiêu hóa của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số nguyên nhân có thể kể tới như: 

  • Uống quá nhiều sữa đầu: Khi uống quá nhiều sữa đầu, trẻ dễ bị đầy hơi. Lý do chính là bởi sữa đầu của mẹ là đợt sữa có nhiều nước và đường lactose, một chất khó dung nạp khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa. Vì vậy, khi cho trẻ bú, mẹ nên bỏ bớt đi lớp sữa trong chảy ra ban đầu và cho con trẻ bú sữa sau đặc hơn. 
  • Ăn dặm sớm: Nhiều bố mẹ hay có trẻ ăn dặm sớm mà không biết rằng hệ tiêu hóa của trẻ chỉ hoàn thiện khi trẻ 6 tháng tuổi. Nếu cho trẻ ăn quá sớm, trẻ sẽ dễ gặp trục trặc trong quá trình tiêu hóa và khó hấp thụ dưỡng chất, dẫn đến đầy hơi, khó tiêu và đánh rắm nhiều hơn bình thường.
  • Ăn phải thực phẩm khó tiêu: Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất xơ và dễ tiêu hóa để dễ dung nạp chất dinh dưỡng. Vì vậy, bố mẹ không nên cho trẻ ăn cá, thịt hoặc mỡ động vận ngay từ khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm.
  • Các loại trái cây như cam quýt thường tạo bọt khí nhiều trong dạ dày dẫn đến đầy hơi và làm trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều.  
  • Ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu: Thực ăn khi bị ôi thiu có vị chua thường có nhiều vi khuẩn khiến sinh hơi trong đường ruột. Vì vậy, trước khi cho trẻ ăn gì, bố mẹ nên kiểm tra thật kỹ để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Trẻ bú không đúng tư thế

Nếu không được bú đúng tư thế hoặc bú bằng bình sữa không có chỗ thoát hơi sẽ khiến trẻ nuốt nhiều khí vào bụng. Để tống khứ lượng khí dư thừa trong hệ tiêu hóa, trẻ sẽ ợ hơi hoặc đánh rắm. Vì thế, khi cho bé bú, mẹ nhớ cho trẻ bú đúng tư thế, đầu lúc nào cũng nằm cao hơn phần thân. Mỗi lần bú xong, dù bú bình hay bú mẹ, bố mẹ cũng cần hỗ trợ vỗ ợ hơi cho bé nhé. 

 trẻ sơ sinh đánh rấm nhiều có sao không
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều.

Môi trường sống tác động

Đôi khi, việc sống trong môi trường ồn ào với nhiều âm thanh hỗn độn khiến trẻ căng thẳng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của trẻ. Chính vì thế, bố mẹ nên hạn chế việc kích thích trẻ bằng quá nhiều đồ chơi có âm thanh và ánh sáng.

Giúp trẻ thoải mái khi xì hơi

Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều không phải là bệnh nên bố mẹ hoàn toàn có thể hỗ trợ trẻ trở nên thoải mái hơn ngay tại nhà. Bố mẹ có thể làm theo một số phương pháp như sau:

Mát-xa bụng

Bố mẹ có thể xoa nhẹ nhàng và vuốt ve các bộ phận trên cơ thể trẻ, đặc biệt phần lưng và phần bụng. Việc làm này sẽ giúp trẻ thư giãn, lưu thông khí huyết và giảm đầy hơi. Bố mẹ lưu ý không mát xa ngay sau khi trẻ vừa ăn xong nhé. 

Tư thế đạp xe

Tư thế đạp xe rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Bố mẹ chỉ cần cho trẻ nằm ngửa, cẩn thận nắm lấy chân trẻ và di chuyển như thể trẻ đang chạy xe đạp.

Chườm nước ấm

Khi thấy trẻ bị đầy hơi, bố mẹ có thể dùng một chiếc khăn thấm nước ấm rồi chườm lên bụng trẻ, giúp trẻ thoải mái hơn.

Uống thuốc

Thông thường việc uống thuốc chỉ được áp dụng khi mẹ đã cho trẻ đi khám tiêu hóa. Sau khi được bác sĩ kê đơn, bố mẹ mới nên cho trẻ sử dụng các thuốc hấp thụ khí hoặc chống đầy hơi. Bố mẹ chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp khẩn cấp, tránh việc lạm dụng.

Mặc dù là hiện tượng phổ biến nhưng nếu trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều, có mùi hôi thối kèm theo bị sốt, nôn ọc, ăn kém, ngủ không ngon trong thời gian dài thì lúc này mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra cẩn thận nhé.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận