Trẻ mấy tháng mọc răng? - Giải đáp thắc mắc cho cha mẹ

Thể chất & Dinh dưỡng - 26/03/2020

"Trẻ em mấy tháng mọc răng" có lẽ luôn là chủ đề được nhiều mẹ quan tâm, thế nhưng mỗi bé lại có một tốc độ phát triển riêng nên không phải bé nào cũng giống nhau.

Trẻ mấy tháng mọc răng?” có lẽ là nỗi băn khoăn của đại đa số các bà mẹ bởi vì bất cứ người mẹ nào cũng đều quan tâm đến vấn đề răng miệng của con. Mẹ hãy cùng ODPHUB khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng? – Câu hỏi mà rất nhiều mẹ quan tâm

Trẻ sơ sinh khi mới chào đời thì chưa có răng trong miệng. Trung bình phải đến tháng thứ 6, trẻ mới bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Sau 12 tháng trẻ sẽ có khoảng 6 răng và đến 24 tháng trẻ sẽ mọc đầy đủ hàm răng sữa nhỏ xinh gồm 20 răng, 10 răng ở hàm trên và 10 răng ở hàm dưới.

"Trẻ mấy tháng mọc răng?" là câu hỏi chưa có câu trả lời thực sự chính xác về mốc thời gian. Bởi vì mỗi bé mọc răng ở một thời điểm khác nhau, do sự khác biệt về thể chất. Có một số bé khi mới 4-5 tháng đã nhú chân răng, nhưng cũng có nhiều bé khi gần được 1 tuổi mới bắt đầu có dấu hiệu mọc chiếc răng đầu tiên. Tuy vậy, mẹ cũng đừng quá lo lắng, bởi vì chỉ cần trong vòng 1 năm đầu đời mà trẻ bắt đầu mọc răng thì đó vẫn là dấu hiệu cho thấy bé phát triển hoàn toàn bình thường.

Vậy thông thường thì trẻ mấy tháng mọc răng? Dưới đây là thời điểm mà trẻ thường mọc răng:

  • Tháng thứ 6-12: bắt đầu mọc 2 cái răng cửa giữa của hàm trên (răng số 1) và 2 răng cửa giữa hàm dưới (răng số 2).
  • Từ tháng thứ 9-16: mọc 2 răng cửa bên của hàm trên (răng số 3) và 2 răng cửa bên của hàm dưới (răng số 4).
  • Tháng thứ 13-19: 4 răng hàm đầu tiên (răng số 5 và 6).
  • Tháng thứ 16-23: 4 răng nanh (răng số 7 và số 8).
  • Tháng thứ 23-33: 4 răng hàm (răng số 9 và 10).

bảng thứ tự mọc răng giải đáp câu hỏi trẻ mấy tháng mọc răng
"Trẻ mấy tháng mọc răng?" có lẽ là nỗi lo chung của các mẹ về sự phát triển của con.

Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh mọc răng

Để có thể xác định được trẻ mấy tháng thì mọc răng, tại thời điểm mà trẻ sơ sinh chuẩn bị nhú những chiếc răng đầu tiên, mẹ có thể sẽ bắt gặp một số dấu hiệu đặc trưng dễ dàng nhận thấy như sau:

Trẻ hay chảy dãi

Quá trình mọc răng khiến lượng nước dãi được kích thích và tiết ra trong khoang miệng bé nhiều hơn. Lúc này, mẹ có thể chuẩn bị sẵn một chiếc yếm để bé đeo ở cổ, đồng thời thường xuyên lau sạch vùng cằm, nách và cổ bé để hạn chế nguy cơ bị hăm da do nước dãi gây ra.

Trẻ bị ho không kèm sốt

Hiện tượng tăng tiết nước dãi quá nhiều khi bé chuẩn bị mọc răng sữa cũng có khả năng khiến bé bị ho, tuy nhiên lại không kèm theo hiện tượng cảm sốt.

Vết mẩn đỏ xuất hiện quanh cằm bé

Nước dãi có thể khiến vùng da mặt mỏng manh nhạy cảm (đặc biệt là khu vực quanh miệng và cổ của bé) bị nổi mẩn đỏ.

Bé bị sốt

Mọc răng sữa là báo hiệu cho thấy bé cần chuẩn bị bước sang những giai đoạn mới (như trẻ tập ăn dặm, trẻ chuyển từ bú mẹ sang bú bình,…). Đây cũng là lúc hệ miễn dịch của trẻ gặp một số thay đổi nhất định, tạo điều kiện cho một số vi khuẩn xâm nhập cơ thể non yếu của bé và gây bệnh. Vì vậy, khi bé sơ sinh chuẩn bị mọc răng thường sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ.

bé mấy tháng mọc răng có thể bị sốt nhẹ
Bé có thể bị sốt nhẹ khi mọc răng do cơ thể chưa bắt kịp được với những thay đổi mới trong cơ thể.

Bé quấy khóc, bỏ bú

Những chiếc răng sữa đầu tiên nhú lên sẽ đem đến cho bé sơ sinh cảm giác đau nhức và sưng tấy, khiến bé vô cùng khó chịu, quấy khóc và lười bú mẹ hơn thường ngày.

Bé hay gặm mút ngón tay và các đồ vật bé cầm được

Khi chuẩn bị mọc răng sữa, bố mẹ có thể thấy bé sẽ liên tục cho tay lên miệng hoặc bất kỳ đồ vật nào trong tầm với bé đều cầm lên gặm để giảm bớt cơn ngứa lợi.

>>> Tham khảo thêm:

Cách chăm sóc khi bé mọc răng

Trước khi chân răng của bé nhú lên khỏi lợi, mẹ có thể thấy lợi của bé sưng đỏ, bé có dấu hiệu sốt nhẹ, lười ăn, hay quấy khóc và sút cân. Ở thời điểm này, mẹ cần thường xuyên ân cần chăm sóc, vỗ về bé để bé bớt khó chịu. Mẹ cũng nên thay đổi chế độ ăn cho bé, cho bé ăn sữa, bột hoặc cháo loãng để phù hợp hơn cho dù trẻ mấy tháng mọc răng đi nữa.

  • Nếu bé sốt và đo được trên 38,5 độ C, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu bé đi ngoài ra phân lỏng, sệt tới 3-4 lần/ngày, và kéo dài trong vòng khoảng 3-7 ngày, thì khi đó, mẹ phải thật chú ý tới tình trạng của bé. Nếu lượng phân và nước ra ít thì mẹ không cần bù nước cho bé mà vẫn có thể cho bé ăn uống bình thường. Tuy nhiên, nếu phân lỏng nhiều nước, bé đi ngoài nhiều lần thì ngay lập tức mẹ cần đưa bé đến bệnh viện.
  • Vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bé.

em bé mấy tháng mọc răng cần được mẹ vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ
Mẹ hãy nhớ vệ sinh thật sạch răng miệng cho bé nhé!

  • Mỗi khi ăn xong, mẹ nên cho bé uống một chút nước để tráng miệng, hoặc lấy khăn mềm để lau hoặc đánh răng cho bé. Mẹ nên thực hiện vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên - nhiều lần trong ngày.
  • Bé có thể bị ngứa lợi dẫn đến thích mút ngón tay và cắn nhá các vật rắn. Vì vậy, mẹ nên chuẩn bị các loại đồ chơi bằng vật liệu mềm, có hình tròn cho bé chơi. Những đồ chơi có hình dáng vuông thành sắc cạnh rất dễ làm tổn thương tới nướu và rất có hại cho quá trình mọc răng của bé. Mẹ cũng có thể thay thế đồ chơi của bé hằng ngày bằng những miếng hoa quả cắt nhỏ như lê, táo, hay cà rốt.

ODPHUB hy vọng rằng với bài viết trên, mẹ có thể dễ dàng theo dõi và nắm bắt được trẻ mấy tháng mọc răng cũng như có thể theo dõi và chăm sóc sức khỏe răng miệng của bé phát triển khỏe mạnh.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận