Ăn dặm cho bé 6 tháng: Giải đáp thắc mắc cho cha mẹ

Thể chất & Dinh dưỡng - 08/02/2020

Vì sao lại nên cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi? Ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi như thế nào là đúng cách? Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu bài viết sau của ODP nhé.

6 tháng tuổi là thời điểm vàng để cho bé chuyển sang một giai đoạn ăn uống và hấp thụ dinh dưỡng mới – ăn dặm. Tuy nhiên, có rất nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người có con lần đầu vẫn còn bỡ ngỡ và lúng túng không biết cho bé ăn dặm như thế nào là đúng cách, và làm sao để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé qua thực đơn ăn dặm hàng ngày. Ăn dặm cho bé 6 tháng là bước đệm cho cả hành trình ăn dặm cũng như quá trình hình thành và phát triển thói quen ăn uống của bé.

Bố mẹ hãy cùng ODPHUB.com tham khảo những thông tin của bài viết dưới đây để bắt đầu hành trình ăn dặm cho bé 6 tháng một cách khoa học nhất, để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé nhé.

1.Vì sao nên bắt đầu ăn dặm cho bé 6 tháng?

Khi bé đạt mốc 6 tháng tuổi, trọng lượng của bé cần gấp đôi khi mới sinh để đạt được mốc phát triển bình thường. Vì thế, đây là thời điểm thích hợp để cho bé bắt đầu quá trình chuyển giao ăn uống để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết ngoài sữa mẹ. Ăn dặm chính là lựa chọn tốt nhất cho bé ở thời điểm này.

Những tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất của bé. Tuy nhiên, đến giai đoạn bé được 6 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng cho nhu cầu của trẻ, vì thế bé cần được bổ sung dưỡng chất từ các loại thực phẩm khác để phát triển toàn diện. Đó là lý do vì sao bố mẹ thường bắt đầu cho bé ăn dặm ở độ tuổi này.

cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm
Bố mẹ thường bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi

2. Dấu hiệu thể hiện bé đã sẵn sàng ăn dặm

  • Bé có thể tự ngồi
  • Bé thích dùng tay để cầm thức ăn rồi tự cho vào
  • Bé tập nhai bất cứ thứ gì mẹ đưa vào miệng
  • Bé không còn từ chối hay nhè đồ ăn khi được cho ăn thử
  • Bé vui vẻ khi ngồi ăn cùng gia đình

cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm
Bố mẹ hãy để ý các dấu hiệu thể hiện bé đã sẵn sàng ăn dặm để bắt đầu nhé

3. Phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Đây là thời điểm bé bắt đầu làm quen với việc ăn dặm nên bố mẹ chỉ nên cho bé ăn ít một, ăn từ từ và ăn những thức ăn mềm, say nhuyễn trước, rồi mới dần dần chuyển qua các thức ăn dạng thô sau. Khi bé đã quen với việc ăn các loại thức ăn thô, mẹ có thể cho bé ăn thử thịt nạc, các loại trái cây ít mềm hơn.

  • Số bữa ăn dặm: 1-2 bữa/ngày
  • Lượng sữa mẹ/sữa công thức: tùy vào nhu cầu của bé
  • Độ mềm của thức ăn: xay nhuyễn

thực đơn ăn dặm cho bé
Bố mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm với thức ăn xay nhuyễn

Các nhóm thực phẩm cho bé ăn dặm:

  • Nhóm 1: Ngũ cốc (bắt đầu với cháo rây, bột ăn dặm, kết hợp các loại hạt xay nhuyễn, nấu chín…)
  • Nhóm 2: Rau, củ, quả (khoai tây, cà rốt, bí đỏ, bơ, chuối…)
  • Nhóm 3: Thịt gà nạc, thịt lợn

4. Những lưu ý không thể bỏ qua khi cho bé 6 tháng ăn dặm

  • Cho bé làm quen với thức ăn từ từ chứ không nóng vội cho bé ăn nhiều ngay từ những lần đầu bởi vì bé cần thời gian thích nghi và mỗi bé có một cơ địa khác nhau. Có thể thực phẩm này đối với bé này thì bổ dưỡng, thì tốt nhưng đối với bé khác lại khó hấp thụ. Những món bé không thích hoặc không chịu ăn, mẹ nên cho bé có cơ hội thử lại sau khoảng 1 đến 2 tuần, biết đâu phản ứng của bé lại khác.
  • Không nên cho bé ăn một bữa quá nhiều món, mà hãy chia nhỏ lượng thức ăn và bữa ăn ra để bé không bị khó chịu, đầy bụng bà hấp thụ quá nhiều chất trong một lần ăn.
  • Đối với những bé hay bị dị ứng thực phẩm, bố mẹ nên chú ý tránh cho bé ăn phải những món gây dị ứng cho bé, đồng thời cũng nên tìm hiểu để biết thức ăn nào phù hợp với độ tuổi của bé và thức ăn nào là không nên cho bé ăn.
  • Để tránh trường hợp bé bị hóc, bố mẹ nên chế biến đồ ăn kĩ lưỡng trước khi cho bé ăn. Thực phẩm ăn cho cho bé phải được xay nát hoặc nghiền nhuyễn, đảm bảo không có xương hoặc bất kì vật cứng nào.
  • Nên thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng hàng tuần, không nên lặp lại một món quá nhiều lần để bé không bị chán ăn, không bị thừa một chất dinh dưỡng nhất định và có cơ hội làm quen với các món mới.
  • Vẫn duy trì cho bé bú sữa mẹ song song với việc ăn dặm để đảm bảo bé không bị thiếu hụt những dinh dưỡng cần thiết (có trong sữa mẹ).
  • Luôn ở bên cạnh khi cho bé ăn dặm để kịp thời can thiệp trong trường hợp bé bị hóc, nghẹn.

ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Bố mẹ nên luôn ở bên cạnh khi cho bé ăn dặm để kịp thời can thiệp trong trường hợp bé bị hóc, nghẹn

5. Gợi ý bố mẹ các món ăn dặm cho bé 6 tháng:

Món 1: Bột/cháo khoai lang trộn thịt gà xay

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ
  • Khoai lang
  • Thịt gà
  • Dầu ăn cho bé

Cách làm

  • Thịt gà rửa sạch, thái nhỏ, băm nhuyễn hoặc xay nhỏ
  • Gạo tẻ xay vỡ, vo sạch rồi bỏ vào nồi ninh nhỏ lửa
  • Khoang lang bỏ vỏ, thái lát mỏng và xay nhuyễn
  • Sau khi cháo chín, mẹ múc một lượng cháo vừa đủ cho vào máy xay, thêm khoai lang, thịt gà rồi xay nhuyễn hỗn hợp trên cho hơi sền sệt. Sau đó, đổ vào nồi rồi đun nhỏ lửa khoảng 1 đến 2 phút, tắt bếp và bỏ ra bát, nêm thêm một thìa cà phê dầu ăn cho bé hoặc dầu oliu. Vậy là mẹ đã hoàn thành món bột ăn dặm với thịt gà và khoai lang rồi đấy!

Món 2: Bơ trộn sữa

Cắt bơ thành những miếng nhỏ và xay nhuyễn, sau đó trộn với một ít sữa mẹ hay sữa công thức để tạo thành hỗn hợp lỏng, sánh cho bé tập ăn dặm.

thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Bơ trộn sữa là một món ăn dặm được nhiều bé yêu thích

Món 3: Bột/cháo thịt lợn bí xanh

Nguyên liệu: 

  • Bí xanh
  • Thịt lợn
  • Dầu ăn cho bé

Cách làm:

  • Thịt lợn rửa sạch, thái nhỏ, xay nhỏ
  • Gạo tẻ xay vỡ, vo sạch rồi bỏ vào nồi ninh nhỏ lửa
  • Bí xanh bỏ vỏ, thái lát mỏng và xay nhuyễn
  • Sau khi cháo chín, cho một lượng cháo vừa đủ vào máy xay, thêm bí xanh, thịt lợn rồi xay nhuyễn hỗn hợp. Sau đó, đổ vào nồi rồi đun nhỏ lửa khoảng 1 đến 2 phút, tắt bếp và bỏ ra bát, nêm thêm một thìa cà phê dầu ăn cho bé hoặc dầu oliu.

ODP hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bố mẹ không phải đau đầu khi bắt đầu hành trình ăn dặm cho bé 6 tháng. Chúc bố mẹ chế biến được thật nhiều món ngon, bổ dưỡng để mỗi bữa ăn dặm không phải là một “chiến trường” mà là một niềm vui, sự hào hứng của bé nhé!

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận