Trẻ hay giật mình, bố mẹ phải làm sao?

Thể chất & Dinh dưỡng - 15/03/2020

Hiện tượng trẻ hay giật mình là do nguyên nhân gì? Trẻ giật mình bố mẹ phải làm sao? ODPHUB mời bố mẹ tham khảo bài viết sau đây.

Trẻ hay giật mình khóc đêm là hiện tượng xảy ra ở khá nhiều trẻ. Điều này khiến không ít các bậc bố mẹ lo lắng và có những ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển của trẻ. 

Tại sao trẻ hay giật mình khi ngủ?

Nguyên nhân khiến trẻ hay giật mình và khóc thét lên khi đang ngủ có thể xuất phát từ hai yếu tố: sinh lý hoặc bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý

Trẻ hay giật mình khi ngủ có thể là do: 

  • Phản xạ tự nhiên: Cũng giống như hành động bú, tìm vú mẹ…, giật mình là một phản xạ tự nhiên của trẻ nhỏ khi chào đời. Đó là bởi vì sau khi được sinh ra, trẻ chuyển từ môi trường bên trong tử cung mẹ sang môi trường bên ngoài. Do đó, phản xạ giật mình được hình thành để bảo vệ bản thân trẻ trước những nguy cơ, tác động từ bên ngoài. Phản xạ sinh lý này là bình thường, vô hại và sẽ hết dần khi trẻ được khoảng 3-6 tháng.
  • Tiếng ồn: Khi bên ngoài có tiếng ồn lớn hoặc khi trẻ đang được bế mà bất ngờ bị đặt xuống giường, con sẽ rất dễ bị giật mình.
  • Tâm lý bất an: Khi có cảm giác lo lắng, sợ hãi hay không an toàn, trẻ thường ngủ mơ thấy ác mộng và điều này khiến trẻ hay giật mình khóc đêm.

trẻ giật mình khóc
Trẻ giật mình khóc đêm có thể do những nguyên nhân sinh lý.

Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ sơ sinh giật mình hay trẻ 3 tháng ngủ hay giật mình có thể là do một số chứng bệnh như: 

  • Trào ngược dạ dày.
  • Vấn đề về hệ thần kinh, ví dụ như rối loạn thần kinh bẩm sinh hay dây thần kinh bị tổn thương.
  • Thiếu canxi, còi xương.
  • Viêm tai giữa, ốm sốt, viêm họng, giun sán.
  • Bệnh tim, thiếu máu kéo dài, cơ thể suy nhược.

Hiện tượng trẻ giật mình khóc đêm gây ra những hậu quả gì?

Chậm tăng cân

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ. Việc trẻ ngủ ngon giấc giúp kích thích tuyến yên tiết ra hoóc-môn tăng trưởng cao gấp 4-5 lần so với bình thường, từ đó giúp trẻ phát triển chiều cao và tăng cân nhanh chóng hơn. Do đó, nếu trẻ hay giật mình khi ngủ, chất lượng giấc ngủ của con không được đảm bảo, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển thể chất của trẻ.

bé sơ sinh khóc
Nếu trẻ hay giật mình khi ngủ, chất lượng giấc ngủ của con không được đảm bảo.

Não bộ phát triển chậm hơn  

Trong những năm đầu đời, não bộ của trẻ nhỏ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương và ảnh hưởng bởi các yếu tố gây kích thích. Do vậy, nếu so với trẻ ngủ ngon trong những tháng đầu đời thì trẻ giật mình khóc đêm thường có khả năng xử lý tình huống kém hơn. Ngoài ra, việc trẻ hay giật mình cũng làm suy giảm sự sản xuất hooc-môn tăng trưởng trên cơ thể trẻ và ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và tiêu hóa, khiến trẻ dễ bị ốm, nhiễm trùng… 

Trẻ dễ bị đói, giảm sữa mẹ

Vào những lúc giật mình hay quấy khóc giữa đêm, nhiều khi trẻ không chịu bú mẹ. Đó là do trẻ ngủ không ngon giấc, hooc-môn tăng trưởng sản sinh ít hơn dẫn tới cảm giác chán ăn, giảm phản xạ bú. Từ đó, sữa mẹ dần giảm đi, thậm chí mất sữa. 

Nguy cơ đột tử cao hơn

Trường hợp xấu nhất xảy ra là trẻ quấy khóc liên tục không ngừng, gây ức chế hô hấp dẫn tới ngưng thở và làm tăng nguy cơ đột tử. 

trẻ sơ sinh quấy khóc
Trẻ hay giật mình khi ngủ có thể đem lại nhiều hệ lụy.

Bố mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng này?

Phản xạ trẻ giật mình, quấy khóc khi ngủ có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của cả bố mẹ lẫn của trẻ. Hơn nữa nó còn gây ra những hệ lụy lớn gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, bố mẹ nên chú ý tới giấc ngủ của trẻ sơ sinh để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.

Để hạn chế, khắc phục tình trạng trẻ hay giật mình khi ngủ, bố mẹ có thể: 

  • Giữ cho không gian ngủ của trẻ yên tĩnh, thoải mái, nhiệt độ vừa phải, không quá nóng hay quá lạnh.
  • Vệ sinh phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, thường xuyên giặt và thay chăn nệm cho trẻ để con không bị ngứa ngáy, khó chịu. 
  • Sử dụng loại tã, bỉm mềm mại, thấm hút tốt và phù hợp với da của trẻ.
  • Mặc cho trẻ quần áo thoải mái, rộng rãi, chất liệu mềm, đủ ấm để trẻ có giấc ngủ ngon hơn. 
  • Cho trẻ bú vừa đủ, không để trẻ quá no hoặc quá đói.
  • Khi trẻ giật mình, bố mẹ ôm con vào lòng, vỗ về, âu yếm và hát ru để tạo cảm giác an toàn, được che chở. 
  • Bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ bằng cách thường xuyên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng, dưới ánh nắng dịu nhẹ. 

>>> Tham khảo thêm:

bé sơ sinh ngủ ngoan
Có nhiều cách để bố mẹ hạn chế tình trạng trẻ hay giật mình khi ngủ.

Ngoài ra, ở giai đoạn sơ sinh, nguồn dinh dưỡng của trẻ được cung cấp hoàn toàn bằng sữa mẹ. Do đó, mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tình trạng ăn kiêng khiến trẻ thiếu chất, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ. 

Trẻ hay giật mình khóc đêm đi ngủ có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau. Hiện tượng này không chỉ khiến bố mẹ lo lắng mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển của trẻ. ODP hy vọng qua bài viết trên, bố mẹ đã biết thêm nhiều thông tin về nguyên nhân khiến trẻ giật mình, từ đó đưa ra những biện pháp hỗ trợ trẻ hiệu quả. 

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận