Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì để vết thương chóng lành?
Thể chất & Dinh dưỡng - 19/05/2020
Nhiệt miệng khiến cho trẻ đau đớn và khó chịu, nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé. Vậy trẻ nhiệt miệng nên ăn gì để vết thương chóng lành?
Nhiệt miệng là những tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc ở trên lưỡi của trẻ, khiến trẻ đau đớn, khó chịu, dẫn tới biếng ăn và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì để cảm thấy dễ chịu hơn? Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu với ODPHUB nhé!
Nguyên nhân khiến cho trẻ bị nhiệt miệng
Trước khi tìm hiểu xem trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì thì bố mẹ cần biết nguyên nhân khiến cho trẻ bị nhiệt miệng để từ đó có được chế độ chăm sóc phù hợp.
Những nguyên nhân gây ra chứng nhiệt miệng ở trẻ em đó là:
Nóng trong
- Cơ thể trẻ bị nóng, thiếu nước, phát ra nhiệt và gây ra viêm loét niêm mạc miệng.
Tổn thương trong miệng
- Khi ăn uống, trẻ lỡ cắn vào bên trong má, lưỡi hoặc ăn đồ ăn quá thô cứng dẫn đến xước niêm mạc và bị nhiễm trùng, viêm loét ở trong khoang miệng.
Triệu chứng của bệnh khác
- Nếu trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng thì cũng có thể gặp triệu chứng nhiệt miệng.
Chế độ dinh dưỡng thiếu chất
- Chế độ dinh dưỡng không đúng chuẩn, khiến cho cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng như kẽm, protein và các loại vitamin nhóm B, C, A, PP… làm giảm sức đề kháng của trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho virus, nấm phát triển và gây bệnh.
Vệ sinh răng miệng chưa chuẩn
- Do vệ sinh răng miệng không đúng cách, quá thô bạo hoặc chưa đủ sạch sẽ.
>>>Tham khảo thêm:
-
Hướng dẫn chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé theo từng độ tuổi
- Bố mẹ nên làm gì khi trẻ em bị nhiệt miệng và sốt?
Bé bị nhiệt miệng nên ăn gì để chóng lành nhất?
Thông thường thì bệnh nhiệt miệng không phải bệnh lý quá nguy hiểm và có thể tự lành lại trong vòng 1 tuần. Dù vậy, nhiệt miệng gây cho trẻ cảm giác đau rát và khó chịu, đặc biệt là khi ăn uống. Vì vậy Thông thường, bệnh nhiệt miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nó vẫn gây ra những đau nhức và khó chịu cho trẻ, đặc biệt là khi tiếp xúc với đồ ăn, đồ uống. Vậy trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao? Điều bố mẹ cần quan tâm nhất lúc này chính là điều chỉnh chế độ ăn uống để có thể đảm bảo trẻ không bỏ bữa, ăn ngon miệng và mau lành bệnh.
Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng mẹ nên ăn gì?
Thiếu chất cũng là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều triệu chứng bất thường trong cơ thể. Do đó, trong thời gian trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng, mẹ nên chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng của mình để sữa mẹ không bị quá nóng đối với trẻ.
Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì?
Uống nhiều nước
- Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình lành vết loét trong miệng trẻ.
Ăn các loại hạt
- Hạt sen, đậu xanh, đậu đen có tính mát, bố mẹ có thể dùng các loại hạt này để nấu lấy nước cho trẻ uống, nấu chè ít ngọt hoặc sử dụng để hầm cùng các loại thực phẩm khác cho trẻ ăn trong ngày.
Cà chua
- Trong cà chua có chứa bioflavonoid và carotenoid được biết đến như 2 chất có khả năng kháng viêm cực cao, do đó bố mẹ có thể ép nước cà chua cho con uống hoặc nấu canh cho con ăn để chống viêm và giảm đau khá tốt, giúp con ăn ngon miệng và nhanh lành bệnh.
Rau má, rau ngót
- Rau má và rau ngót là loại rau có tính mát và tác dụng giải độc vô cùng hiệu quả. Mẹ có thể dùng rau ngót để nấu canh, rau má để ép lấy nước cho trẻ sử dụng để đẩy nhanh quá trình lành vết loét do nhiệt miệng nhé!
Củ cải
- Củ cải có vị ngọt thanh và tính mát, mẹ có thể luộc, nấu canh cho bé ăn hoặc ép lấy nước uống hằng ngày để giúp giảm bớt sự đau rát cho bé và giúp vết thương chóng lành.
Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì? Đó là những thực phẩm có tính mát được chế biến ở dạng lỏng để tránh chà xát, tiếp xúc thực phẩm với vết thương. Bên cạnh đó, mẹ cần tránh tuyệt đối những loại đồ ăn nóng và mặn để tránh làm bé bị xót và vết thương loét nặng hơn nhé!
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận