Bố mẹ nên làm gì khi trẻ em bị nhiệt miệng và sốt?
Thể chất & Dinh dưỡng - 19/05/2020
Nhiệt miệng là tổn thương ở trong khoang miệng, gây nhiều đau đớn và khó chịu cho trẻ trong việc ăn uống, trực tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.
Nhiệt miệng là một hiện tượng vẫn thường gặp khi ở trong khoang miệng có điểm viêm loét. Khi trẻ em bị nhiệt miệng thì trẻ sẽ cảm thấy vô cùng đau rát và khó chịu, dẫn đến tâm lý mất hứng thú và chán ăn, ảnh hưởng đến việc ăn uống và thói quen sinh hoạt của trẻ.
Vậy khi trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi thì bố mẹ phải làm gì để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn? Hãy cùng ODPHUB tìm hiểu nhé!
Bệnh nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng (lở miệng) là tổn thương ở nướu răng hoặc niêm mạc miệng dưới dạng vết loét khiến cho người bệnh đau đớn và gặp khó khăn khi ăn uống hằng ngày. Biểu hiện khi trẻ em bị nhiệt miệng cũng sẽ như người lớn đó là xuất hiện vết sưng, viêm loét và sốt.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng và sốt
Nhiệt miệng là khi trong khoang miệng của trẻ hình thành những vết viêm loét có hình tròn hoặc bầu dục trên niêm mạc má, nướu răng và bề mặt lưỡi, khiến cho trẻ đau đớn khó chịu mỗi khi ăn uống hoặc nói chuyện.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiệt miệng ở trẻ em, như:
Siêu vi trùng hoặc nấm miệng
- Do sự phát triển của siêu vi trùng hoặc nấm miệng khi trẻ có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, khiến cho cơ thể bị thiếu vitamin C, PP, B2, B6, kẽm và các nguyên tố vi lượng khác.
Chấn thương trong vùng miệng
- Niêm mạc miệng ở má hoặc lưỡi bị tổn thương do trẻ cắn nhầm trong lúc ăn
- Do ăn đồ ăn quá thô cứng, đồ ăn quá nóng khiến niêm mạc bị bỏng dẫn đến lở loét.
- Do cách vệ sinh răng miệng hơi mạnh.
Thiếu dinh dưỡng
- Viêm loét nhiệt miệng thường xuyên tái phát khi cơ thể trẻ bị thiếu vitamin nhóm B, vitamin C, sắt, kẽm, folic.
Tác dụng phụ của thuốc
- Một số loại thuốc điều trị có thể khiến cho miệng bị khô, cơ thể thiếu nước và nóng trong khiến cho trẻ bị nhiệt miệng.
Biểu hiện của các bệnh nguy hiểm khác
- Nhiệt miệng cũng có thể là biểu hiện khi trẻ mắc một số bệnh có liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch.
- Tay-chân-miệng, thủy đậu cũng có biểu hiện là nhiệt miệng. Vì vậy bố mẹ cần đặc biệt chú ý quan sát, bên cạnh nhiệt miệng, nếu tay chân hoặc mông trẻ nổi các nốt bọc nước như vết phỏng và kèm theo sốt cao, thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được chữa trị kịp thời nhé!
Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt
- Trẻ hay nhăn nhó, thiếu năng lượng, uể oải.
- Trong miệng có vết lở loét hoặc mụn nhỏ trên lưỡi, gây đau đớn.
- Nướu bị sưng, có thể chảy máu.
- Trẻ biếng ăn, mất hứng thú và thậm chí là không chịu ăn uống.
- Sốt cao đột ngột.
Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao?
Khi trẻ mới bị nhiệt miệng
Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị nhiệt miệng, bố mẹ có thể đưa trẻ đi khám để bác sĩ có thể kiểm tra và tư vấn thuốc chữa trị phù hợp và an toàn cho trẻ, bên cạnh đó bố mẹ cần chú ý chăm sóc bé đúng cách, cụ thể như sau:
Vệ sinh răng miệng kỹ càng
- Cho trẻ súc miệng với nước ấm hoặc nước muối sinh lý, ít nhất 4 lần/ngày, đặc biệt là sau khi ăn uống, cho đến khi vết nhiệt miệng dần lành trở lại.
- Cho trẻ sử dụng các loại bàn chải có lông mềm với kích cỡ phù hợp để tránh đụng chạm, làm ảnh hưởng đến các nốt nhiệt và hạn chế được sự đau đớn khi trẻ đánh răng.
- Việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài cho thể khiến bé bị khô miệng, dẫn tới nhiệt miệng. Vì vậy, mỗi khi dùng thuốc xong, bố mẹ hãy lau miệng, đặc biệt là lưỡi của bé thật sạch nhé!
>>>Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé theo từng độ tuổi
- Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì để vết thương chóng lành?
Chế độ ăn uống
- Cho trẻ ăn các loại thực phẩm giải nhiệt, có tính mát như rau xanh. Bố mẹ có thể xay ép lấy nước để trẻ dễ nuốt, không phải nhai và hạn chế chà xát thức ăn vào vết viêm nhiệt của con.
- Cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.
Trường hợp bé bị sốt
Khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt cao do viêm loét lâu ngày, khoang miệng bị tổn thương nặng, nhiệt độ sốt từ 38 đến 40 độ thì bố mẹ cần giúp trẻ hạ sốt ngay lập tức bằng cách lau người cho bé bằng nước ấm, mặc ít quần áo nhất có thể để tránh ủ nhiệt, chườm lạnh trên trán. Sau đó, nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ ở các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và kê các loại thuốc kháng sinh, kháng nấm và sát trùng phù hợp, đảm bảo an toàn.
Trẻ em bị nhiệt miệng sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và đau rát, vì vậy sẽ không có gì lạ nếu trẻ cảm thấy chán ăn. Thế nhưng điều này gây ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe của trẻ, vì vậy bố mẹ hãy chú ý nếu trẻ có dấu hiệu bị nhiệt miệng để chữa trị kịp thời cho trẻ nhé!
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận