Táo bón ở trẻ: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Thể chất & Dinh dưỡng - 18/03/2020
Táo bón ở trẻ là tình trạng khá phổ biến mà bố mẹ nào cùng từng gặp phải. Để cải thiện tình trạng này, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có cách hỗ trợ trẻ phù hợp.
Mặc dù là tình trạng phổ biến nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết cách điều trị táo bón ở trẻ hiệu quả. Dưới đây là một số thông tin về cách điều trị hiện tượng này cũng như cách chăm sóc trẻ giúp trẻ không còn táo bón.
Táo bón là gì?
Táo bón là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Đây là dấu hiệu cảnh báo cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề do chế độ ăn thiếu nước và thiếu chất xơ. Nếu kéo dài tình trạng táo bón ở trẻ, sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng và việc điều trị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Dấu hiệu cho thấy em bé bị táo bón
Khi trẻ bị táo bón, trẻ sẽ có một số biểu hiện như sau:
- Bị đau rát khi đi vệ sinh: Khi trẻ bị táo bón, phân của trẻ sẽ trở nên cứng, khiến cho hậu môn của trẻ bị rách, gây đau và chảy máu. Nguy hiểm hơn cả, do bị đau nên trẻ càng cố nhịn đi vệ sinh nhiều hơn, khiến tình trạng bệnh táo bón lại càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đại tiện són không không kiểm soát: Khi bị táo bón, dịch ruột của trẻ sẽ ứ lại quanh các khối phân cứng và gây tắc nghẽn. Nếu bị ứ dịch quá nhiều sẽ gây hiện tượng són phân lỏng ở trẻ, khiến trẻ đi đại tiện nhiều lần. Có điều phân són ra thường cứng do bị táo.
- Trẻ bị đau bụng quanh rốn và thậm chí tái đi tái lại nhiều lần do táo bón.
- Trong trường hợp táo bón kéo dài và bị nặng hơn, trẻ sẽ gặp khó trong khi đi tiểu, bị tiểu dắt, đái dầm, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, chán ăn, dẫn đến chậm tăng cân hoặc suy dinh dưỡng.
Những nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ nhỏ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Những nguyên nhân này được chia làm hai nhóm: nguyên nhân chức năng và nguyên nhận thực thể.
Các nguyên nhân thực thể bao gồm những vấn đề liên quan đến bệnh thần kinh cơ ổ bụng, cường giáp và ở ruột… như:
- Bị bệnh cường giáp
Bệnh cường giáp là một bệnh làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với nhiều triệu chứng khác.
- Bệnh phì đại tràng bẩm sinh
Thông thường, khi mắc phải bệnh này, trẻ sẽ nhẹ cân hơn so với bình thường. Trẻ cũng thường xuyên bị nôn trớ và có kích thước phân nhỏ hơn bình thường. Nếu không may bị mắc phải căn bệnh này, trẻ cần phải làm phẫu thuật nếu không sẽ bị biến chứng phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng, dẫn tới thủng ruột.
- Đái tháo đường
Tuy đây là bệnh của người lớn nhưng tỷ lệ trẻ mắc phải bệnh này không phải là không có. Nếu bị đái tháo đường, trẻ cũng có thể bị táo bón.
- Một số bệnh thần kinh như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc các vấn đề về cột sống cũng có thể dẫn đến táo bón ở trẻ nhỏ. Khi gặp những bệnh này, trẻ thường gặp vấn đề về vận động bao gồm những cử động ruột bất thường và thiếu sự phối hợp trong vận động ruột.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân chức năng cũng có thể dẫn đến táo bón ở trẻ nhỏ như:
- Nhịn không chịu đi vệ sinh là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị táo bón nhất. Khi trẻ lười hoặc nhịn không đi đại tiện thì phân ở trong ruột càng lâu và dần khiến trẻ càng gặp khó khăn khi đi ngoài. Lâu dần, trẻ có thể bị táo bón mãn tính.
- Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh thường xảy ra nếu trẻ được cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột, nhất là với những trẻ lần đầu tiên ăn thức ăn đặc. Ngoài ra, táo bón cũng xảy ra khi trẻ cai sữa mẹ. Vì việc cai sữa này khiến trẻ có thể mất đi nguồn cung cấp nước.
- Với trẻ uống sữa công thức, táo bón có thể là do trẻ không hợp với thành phần protein có trong sữa đó. Trẻ sơ sinh uống sữa công thức nhiều và bị táo bón thì phân thường sẽ màu xanh.
- Tình trạng táo bón cũng xảy ra thường xuyên với những trẻ thiếu nước và mất nước. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ mọi nơi trong cơ thể thậm chí cả đồ ăn, thức uống. Điều này vô tình khiến phân trở nên rắn và khô hơn bình thường.
- Ngoài ra, chế độ ăn không hợp lý, thiếu chất xơ cũng khiến trẻ bị táo bón. Lý do chính là bởi chất xơ có trong rau, củ quả giúp phân trở nên mềm hơn, trẻ dễ đi đại tiện hơn.
Điều trị táo bón ở trẻ
Trẻ bị táo bón nên ăn gì?
Ở những trẻ đang bú mẹ hoàn toàn, bố mẹ nên tìm hiểu và đánh giá xem liệu trẻ đã bú đủ lượng sữa chưa. Tiếp đến, bản thân mẹ cũng cần điều chỉnh chế độ ăn sao cho hạn chế tối đa những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ như đồ ăn cay nóng và các chất kích thích. Mẹ cũng phải bổ sung thêm chất xơ từ rau củ quả trong chế độ ăn. Việc ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước cũng sẽ giúp các mẹ cải thiện tình trạng bị táo bón sau khi sinh.
Với những trẻ uống sữa công thức, bố mẹ cần chú ý pha sữa đúng theo tỷ lệ mà nhà sản xuất khuyến cáo. Nếu tình trạng táo bón kéo dài, bố mẹ nên cân nhắc đổi loại sữa phù hợp với thể trạng của trẻ.
Với những trẻ ăn dặm hoặc những trẻ lớn, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng táo bón của trẻ. Bố mẹ nên bổ sung thật nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Các loại rau xanh, hoa quả chín như: rau khoai, mồng tơi, khoai lang,... là những loại thực phầm có nhiều chất xơ. Hạn chế hoặc tuyệt đối không cho trẻ ăn ổi, hồng xiêm, nước uống có ga, ca phê và những loại bánh kẹo ngọt. Trong trường hợp trẻ lười ăn rau, phụ huynh có thể bổ sung cho trẻ các loại chất xơ từ sinh tố rau củ quả.
Một điều quan trọng khác đó là phải cho trẻ uống đủ nước, tối thiểu 2 lít mỗi ngày. Tùy vào tình trạng bệnh mà bố mẹ có thể cho trẻ uống nhiều hơn. Ngoài ra, trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng các loại thuốc nhuận tràng.
>>> Xem thêm:
- Nguyên nhân và cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
- Viêm da cơ địa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Chăm sóc cho trẻ bị táo bón
Khi trẻ bị táo bón, bố mẹ nên cho trẻ vận động nhiều hơn. Với trẻ nhỏ, bố mẹ có thể xoa bụng cho trẻ từ theo chiều kim đồng hồ từ phải sang trái. Mỗi ngày, bố mẹ xoa khoảng 3-4 lần giữa các bữa ăn trong ngày. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho trẻ chạy nhảy, vui chơi, tập thể dục, thể thao đều đặn giúp tăng cường vận động các cơ hậu môn và cơ bụng.
Đặc biệt, để giúp trẻ có thói quen đi vệ sinh tốt, bố mẹ hãy tập cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ theo quy định và thường nên chọn vào sau bữa ăn.
Nếu trẻ bị nặng quá dẫn tới nứt kẽ hậu môn, bố mẹ cần rửa sạch hậu môn và bôi một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu có.
Cho trẻ đi khám bác sĩ
Trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu bất thường như đau nhiều vùng hậu môn khi đi ngoài, trĩ, nứt hậu môn kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sợ lạnh, sụt cân, chán ăn, sốt, tiêu ra máu…, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám. Tại các cơ sở này, trẻ sẽ được thăm khám, chẩn đoán cũng như đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.
Cách phòng ngừa táo bón ở trẻ
Để phòng ngừa tình trạng táo bón ở trẻ, bố mẹ cần:
- Theo dõi sát sao việc đi vệ sinh hàng ngày của trẻ
- Khuyên bảo để trẻ không nhịn đi ngoài
- Chuẩn bị chế độ dĩnh dưỡng nhiều rau xanh và khuyến khích trẻ uống nhiều nước
- Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời, hạn chế việc trẻ ngồi một chỗ quá lâu
- Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ như đau nhiều vùng hậu môn khi đi ngoài, trĩ, nứt hậu môn kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sợ lạnh, sụt cân, chán ăn, sốt, tiêu ra máu... bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán cũng như đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.
Mặc dù là một tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, táo bón ở trẻ sẽ để lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe của trẻ. Mong rằng với bài viết này của ODP, bố mẹ đã có thêm kiến để chăm sóc trẻ bị táo bón tốt hơn.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận