Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh: Bố mẹ có nên lo lắng?
Thể chất & Dinh dưỡng - 11/03/2020
Tuy là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng rụng tóc vành khăn vẫn khiến nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng. Liệu đây có phải dấu hiệu bệnh lý ở trẻ hay không, hãy cùng ODP tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Rụng tóc vành khăn là gì? là câu hỏi được nhiều bố mẹ quan tâm và tìm hiểu. Đây là hiện tượng tóc của trẻ nhỏ bị rụng nhiều, đặc biệt là ở phần gáy, tạo nên hình vành khăn ở phía sau. Rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ khá là phổ biến và bình thường, không liên quan đến vấn đề bệnh lý. Theo nhiều bác sĩ nhi khoa, hiện tượng này xuất hiện là do trẻ nhỏ thường hay nằm thẳng khi ngủ nên bị rụng tóc ở khu vực đó.
Nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh
Là một hiện tượng bệnh lý phổ biến nên những nguyên nhân dẫn đến rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ cũng rất nhiều. Một số nguyên nhân chính khiến trẻ bị rụng tóc vành khăn đó là:
- Tóc trẻ mỏng và trẻ nằm nhiều
Từ khi sinh ra, trẻ chủ yếu sẽ nằm ngửa khiến vùng phía sau đầu tiếp xúc trực tiếp với mặt gối trong thời gian dài, làm tóc trẻ khó mọc hơn. Đặc biệt, với những trẻ tóc mỏng manh, dễ rụng thì tình trạng rụng tóc vành khăn còn xuất hiện nhiều hơn so với những trẻ tóc cứng và khỏe.
- Sử dụng thuốc bị tác dụng phụ
Một số trẻ, đặc biệt khi mới ốm dậy và sử dụng thuốc có thể bị rụng tóc nhiều hơn so với bình thường.
- Da đầu bị nấm
Trong trường hợp trẻ có những mảng da đầu trống không có tóc mọc, trẻ có thể đang bị nấm da đầu. Bố mẹ không bỏ qua dấu hiệu này vì để lâu, nấm da đầu sẽ lây lan sang các vùng khác trên cơ thể.
- Trẻ hay giật tóc
Một số trẻ dù đã lớn nhưng vẫn bị rụng tóc thường là do trẻ hay vô thức kéo hoặc giật tóc, khiến tóc bị gãy rụng.
Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, bố mẹ nên quan sát và theo dõi xem liệu trẻ có thuộc vào những nguyên nhân trên hay không. Trong vòng 2 tháng, nếu bố mẹ đã loại trừ được các lý do gây rụng tóc vành khăn thông thường và không thấy trẻ tiến triển tích cực, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có các phương pháp chữa trị phù hợp.
Rụng tóc vành khăn là dấu hiệu của bệnh còi xương?
Thông thường, khi trẻ 4 tháng tuổi, rụng tóc vành khăn có thể là một trong những dấu hiệu của việc thiếu Vitamin D. Điều này khiến nhiều bố mẹ cho rằng trẻ bị còi xương. Tuy nhiên, nếu coi rụng tóc vành khăn là dấu hiệu của bệnh còi xương thì còn quá sớm vì đây chỉ là một trong số dấu hiệu của căn bệnh này. Bố mẹ cần để ý xem trẻ có các dấu hiệu khác như:
- Quấy khóc không rõ nguyên nhân
- Ngủ buổi đêm dễ giật mình và đổ mồ hôi
- Thóp (đỉnh đầu) rộng, sờ thấy mềm, lâu kín thóp và hay phập phòng theo nhịp thở.
- Có bướu nhô rõ ràng ở đỉnh đầu và trên trán.
- Xương hộp sờ khá mềm và hơi bẹp so với bình thường.
- Mọc răng chậm, lẫy chậm hoặc biết bò và biết đi chậm hơn so với bình thường
- Hay táo bón
Tóm lại, không thể khẳng định trẻ bị còi xương chỉ bằng dấu hiệu rụng tóc vành khăn. Phụ huynh không nên hoang mang khi thấy con mình bị rụng tóc nhiều, thay vào đó là bình tĩnh quan sát những biểu hiện khác của bé và tham khảo ý kiến tư vấn từ các chuyên gia nhi khoa nhiều kinh nghiệm.
Nhìn chung, rụng tóc hình vành khăn ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và là một hiện tượng sinh lý bình thường, chứ không nhất thiết là biểu hiện của thiếu Vitamin D hoặc canxi. Chính vì thế, khó có thể khẳng định trẻ còi xương chỉ bằng dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn. Nếu thấy con rụng tóc nhiều, bố mẹ có thể cho trẻ đi khám để được kiểm tra tổng quát để được các bác sĩ nhi khoa hỗ trợ chữa trị.
Khắc phục tình trạng rụng tóc vành khăn
Trên thực tế, hiện tượng trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn là một hiện tượng sinh lý bình thường và bố mẹ không nên lo lắng. Bố mẹ có thể tìm kiếm một số phương pháp để khắc phục và hạn chế như thay đổi tư thế nằm khi trẻ thức giấc. Cụ thể như: bố mẹ cho trẻ nằm úp khi trẻ thức và trong lúc vui chơi. Sau một thời gian áp dụng, bố mẹ sẽ thấy tóc trẻ bớt rụng. Tuy nhiên, tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh nằm sấp trong khi ngủ. Thông thường, khi trẻ được 10 tháng - 1 tuổi, hiện tượng này sẽ giảm dần do kỹ năng vận động của trẻ phát triển, trẻ sẽ nằm nhiều tư thế hơn.
Vậy trẻ bị rụng tóc vành khăn nên uống gì khi trẻ xuất hiện tình trạng này hay không?
Theo các bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia y tế hàng đầu về sức khỏe trẻ nhỏ, bố mẹ không nên bổ sung gì cả, nhất là không bổ sung các loại thực phẩm chức năng cung cấp canxi. Bố mẹ chỉ cần hiểu đơn giản rằng trẻ đang phát triển hoàn toàn tự nhiên và sau một thời gian nữa, tóc trẻ sẽ phát triển bình thường ngay thôi.
Bổ sung thuốc không theo chỉ định của bác sĩ chỉ vì những quan niệm dân gian sẽ khiến trình trạng bệnh của trẻ trở nên phức tạp hơn. Nếu cảm thấy băn khoăn bởi những luồng ý kiến xung quanh, bố mẹ có thể đến tìm gặp bác sĩ để được tư vấn dinh dưỡng cho con.
>>> Xem thêm:
- Nguyên nhân và cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
- Viêm da cơ địa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Lời khuyên cho mẹ
Với trẻ sơ sinh, mẹ không nên cho trẻ nằm nhiều quá và cũng không nên chỉ cho trẻ ở nhà quá nhiều trong những tháng đầu mới sinh. Nếu được, mẹ có thể cho con ra ngoài chơi vào buổi sáng nắng sớm và chiều mát để giúp trẻ cứng cáp hơn.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý không cho trẻ tắm nắng ở sau cửa kính. Vì lúc này, ánh sáng mặt trời sẽ chiếu rọi vào cửa kính, khiến chúng phản xạ vào người trẻ với cường độ rất mạnh và nguy hiểm.
Tóm lại, khi thấy trẻ bị rụng tóc nhiều hoặc rụng tóc vành khăn, mẹ nên tin rằng trẻ không bị còi xương hay suy dinh dưỡng mà đơn giản trẻ chưa nằm ngủ được tư thế phù hợp thôi. Mong rằng với bài viết này của của ODPHUB, bố mẹ đã có thêm hiểu biết về hiện tượng này và cảm thấy bớt lo lắng hơn trước tình trạng bệnh lý của trẻ.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận