Quá trình mọc răng của trẻ: những điều có thể cho bố mẹ chưa biết!
Thể chất & Dinh dưỡng - 18/05/2020
Quá trình mọc răng của trẻ luôn là điều khiến nhiều bố mẹ trăn trở. Hãy cùng tìm hiểu quá trình này qua bài viết dưới đây bố mẹ nhé!
Mọc răng là một trong những mốc phát triển quan trọng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng biết và hiểu về quá trình mọc răng của trẻ. Vậy quá trình mọc răng ở trẻ diễn ra thế nào?
Quá trình mọc răng của trẻ nhỏ
Mọc răng là quy trình phát triển tất yếu ở mỗi trẻ nhỏ, những chiếc răng sữa mọc lên có vai trò vô cùng quan trọng giúp trẻ bắt đầu thích nghi với những thức ăn mềm, lỏng, sau dần là những loại thực phẩm cứng, dai hơn. Mặt khác, sự phát triển của răng sữa còn ảnh hưởng rất lớn đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này.
Những chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên sẽ giúp trẻ bắt đầu thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau từ mềm, lỏng và dần dần những loại thực phẩm cứng và dai hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển của răng sữa còn ảnh hưởng rất lớn đến việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ về sau. Chính vì thế, việc tìm hiểu và theo dõi quá trình mọc răng của trẻ là điều cần thiết.
Theo thống kê, trẻ sẽ có một vài mốc mọc răng sữa dưới đây:
- 6-10 tháng tuổi: 2 chiếc răng cửa dưới thường xuất hiện đầu tiên.
- Tháng thứ 8-12: mọc thêm 2 chiếc răng cửa phía trên.
- 9- 13 tháng tuổi: mọc tiếp 2 chiếc răng cửa phía trên.
- 10-16 tháng tuổi: mọc thêm 2 chiếc răng cửa dưới.
- 13-19 tháng tuổi: mọc 2 chiếc răng hàm trên đầu tiên.
- 14-18 tháng tuổi: cũng như 2 răng hàm trên, 2 răng hàm dưới mọc cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa dưới đầu tiên.
- 16-22 tháng tuổi: mọc tiếp 2 chiếc răng nanh hàm trên để lấp đầy vị trí bị bỏ trống.
- 17-23 tháng tuổi: 2 răng nanh hàm dưới xuất hiện.
- 23-31 tháng tuổi: 2 răng hàm phía dưới.
- Khoảng 25-33 tháng tuổi: 2 chiếc răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc.
Điều này đồng nghĩa là cho đến khi 3 tuổi, trẻ sẽ có một nụ cười vô cùng rực rỡ với đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Lúc này, hàm răng sữa giúp trẻ nhai và ăn tốt hơn, nhờ đó, phát triển về cơ thể và hệ tiêu hóa. Trong nhiều trường hợp, quá trình mọc răng của bé sẽ không tuân theo quy luật trên, có trẻ mọc răng sớm hơn ( 4 – 5 tháng), nhưng cũng có bé đến tận 12 – 13 tháng tuổi mới bắt đầu mọc những răng sữa đầu tiên.
Nhiều bố mẹ sẽ cảm thấy lo lắng với việc mọc răng quá sớm hoặc quá trễ nhưng bố mẹ có thể an tâm. Đây chỉ là một phản ứng bình thường, do tùy thuộc vào cơ địa của mỗi trẻ khác nhau mà thời điểm mọc răng cũng khác nhau. Bên cạnh đó, có thể do trẻ đang thiếu canxi hoặc các chất dinh dưỡng cần thiết, nên quá trình mọc răng diễn ra chậm hơn so với các bạn cùng tuổi.
Nếu quá trình mọc răng của trẻ bị chậm và đi kèm với có những dấu hiệu bất thường, trẻ không tăng cân, da xanh xao, hay ốm vặt và chán ăn, bỏ bú mẹ nên có cách chăm sóc trẻ phù hợp. Ngoài việc duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ cũng cần cho trẻ đến gặp nha sỹ để được thăm khám kịp thời và có cách điều trị cho trẻ.
Chăm sóc trẻ thế nào khi trẻ đang mọc răng
Một trong những dấu hiệu mọc răng rõ nhất của trẻ là tình trạng nước dãi chảy nhiều, trẻ khó chịu, quấy khóc và lười ăn. Một số trẻ có thể bị sốt và tiêu chảy khi răng sưng tấy. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp quá trình mọc răng của trẻ trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn:
- Bố mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm như cháo hạt giúp kích thích răng mọc nhanh hơn cũng như giúp trẻ nhai thức ăn thoải mái mà không đau đớn.
- Bố mẹ có thể mua miếng gặm nướu cho vào tủ lạnh, cho trẻ gặm và giúp trẻ giảm đau.
- Giữ vệ sinh răng trẻ một cách thường xuyên bằng cách đánh răng cho trẻ bằng cách dùng một miếng gạc nhỏ mềm được làm ẩm chà vào lưỡi và răng bé một cách nhẹ nhàng.
- Để quá trình mọc răng của trẻ phát triển bình thường, ngay từ khi trẻ sinh ra bố mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp. Bố mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin, canxi, chất khoáng tốt cho xương và răng.
- Trong trường hợp trẻ bị sốt trên 38,5 độ, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt sau khi đã tham khảo đầy đủ ý kiến của bác sĩ.
- Trong quá trình mọc răng, nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp nha sỹ. Nếu có điều kiện, bố mẹ nên kiểm tra răng bé định kỳ 6 tháng/1 lần để bác sĩ dễ dàng theo dõi và có phương án điều trị nếu có gì bất thường.
Việc hiểu và nắm rõ quá trình mọc răng của trẻ sẽ giúp bố mẹ dễ dàng kiểm soát những triệu chứng của việc mọc răng như bị sốt, tiêu chảy, ho… và hạn chế những tình trạng bất thường trong quá trình mọc răng của trẻ sơ sinh như răng sữa mọc lệch, răng sâu…. ODP mong rằng qua bài viết này bố mẹ đã hiểu hơn về quá trình mọc răng cũng như cách chăm sóc trẻ những lúc khó chịu vì răng mới nhú.
>>> Xem thêm:
- Trẻ mấy tháng mọc răng? - Giải đáp thắc mắc cho cha mẹ
- Hướng dẫn chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé theo từng độ tuổi
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận