Top 5 dưỡng chất không thể thiếu cho nhu cầu dinh dưỡng của trẻ
Thể chất & Dinh dưỡng - 12/01/2020
Đọc bài viết của chúng tôi để biết top 5 dưỡng chất không thể thiếu cho nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và bổ sung kịp thời, bố mẹ nhé!
Mỗi trẻ nhỏ có những sở thích ăn uống khác nhau và bố mẹ luôn lo lắng rằng nếu trẻ quá biếng ăn thì sẽ bị thiếu chất, ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Ngược lại, có những trẻ ăn nhiều nhưng những món ăn các em ăn vào hầu hết lại là những thực phẩm "siêu chế biến" và đồ ăn nhanh - những thứ mà giàu calo nhưng lại thiếu dinh dưỡng.
Tuy nhiên, theo những nghiên cứu mới nhất, nhiều trẻ nhỏ đang bị thiếu hụt 5 dưỡng chất quan trọng.
Vậy 5 dưỡng chất đó là gì? Làm thế nào để bố mẹ có thể bổ sung đủ cho trẻ? Hãy cùng ODPHUB tìm hiểu điều này nhé.
1. Canxi
Có rất nhiều trẻ em từ 4 đến 8 tuổi không nhận đủ canxi qua khẩu phần ăn uống hàng ngày trong khi canxi lại được coi là dưỡng chất quan trọng hàng đầu đối với trẻ nhỏ. Canxi chính là nền tảng để hệ cơ xương của trẻ lớn lên, nên trẻ nhỏ cần rất nhiều canxi để phát triển chiều cao. Rất nhiều đồ ăn giàu canxi cũng chứa nhiều vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn và còn ngăn ngừa một số bệnh tật khác.
Có rất nhiều đồ ăn giàu canxi như sữa, sữa chua, phô mai, ngũ cốc, sữa đậu nành, đậu phụ… Bố mẹ có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày để đảm bảo trẻ nhận đủ canxi và các dinh dưỡng cần thiết.
>>> Xem thêm: Giải đáp nỗi băn khoăn: liệu trẻ nhỏ có bị thiếu canxi nếu không uống sữa?
2. Vitamin E
Theo một nghiên cứu, có tới 80% trẻ em dưới 8 tuổi ở Mỹ bị thiếu vitamin E, một dưỡng chất có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương. Nguyên nhân là vì trẻ ăn quá nhiều đồ ăn ít béo và vì thế cũng ít vitamin E. Bởi vậy, bố mẹ có thể cho trẻ uống sữa, ăn sữa chua tách béo nhưng hãy sử dụng nhiều các loại dầu ăn chiết xuất từ hạt như dầu hướng dương, nước sốt chứa nhiều vitamin E.
Vitamin E có rất nhiều trong quả bơ, các loạt hạt (hạt lạc, hạt điều, hạt dẻ, hạt óc chó, hạt hướng dương), bơ lạc, tương cà chua, rau cải bó xôi, mầm lúa mì.
3. Chất xơ
Cho dù cơ thể không hấp thụ được chất xơ, nhưng nó lại vô cùng quan trọng cho hệ tiêu hóa của trẻ. Chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp trẻ tránh được rất nhiều căn bệnh mãn tính. Nhiều nghiên cứu khoa học khuyên rằng trẻ nhỏ nên ăn từ 19 đến 25 gram chất xơ mỗi ngày, nhưng bố mẹ chỉ cần nhớ quy tắc số 5, nghĩa là lấy tuổi của trẻ cộng với 5 sẽ ra lượng chất xơ cần thiết. Theo đó, trẻ 4 tuổi cần ăn khoảng 9 gram chất xơ mỗi ngày, tương đương với nửa cốc dâu tây, nửa cốc gạo lứt hoặc hai lát bánh mì ngũ cốc.
Chất xơ có rất nhiều trong các loại đậu (đậu lăng, đậu răng ngựa, đậu xanh), trái cây (quả lê, táo, cam, mâm xôi, việt quất cực giàu chất xơ), ngũ cốc, bánh mì ngũ cốc, mì pasta, yến mạch, bỏng ngô, các loại hạt, khoai lang…
4. Kali
Rất nhiều trẻ nhỏ bị thiếu kali chỉ vì khẩu phần ăn quá ít rau củ và trái cây. Kali là chìa khóa quan trọng giúp cân bằng huyết áp và giúp các cơ bắp săn chắc dẻo dai.
Rất nhiều món ăn trẻ thích đều giàu kali và bố mẹ nên chú ý cho trẻ ăn nhiều hơn như các loạt hạt, chuối, cam, khoai lang, khoai tây trắng, sữa chua, sữa, dưa lưới, mật ong.
5. Chất sắt
Tương tự như kali, sắt rất quan trọng với cơ thể nhưng nhiều trẻ em lại rơi vào tình trạng thiếu sắt. Đặc biệt là tình trạng này càng phổ biến ở trẻ thừa cân. Chất sắt giúp cho các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, giúp não phát triển khỏe mạnh. Vì thế mà thiếu sắt kéo dài sẽ khiến trẻ thiếu máu, gây khó khăn cho việc học hành hay có các hành vi bất thường.
Bố mẹ có thể cho trẻ ăn tôm, thịt bò, thịt gà, các loại đậu (đậu lăng, đậu răng ngựa, đậu nành), nho khô, bánh mì ngũ cốc, bột cà chua… đều là thực phẩm chứa nhiều sắt.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận