Chân trẻ sơ sinh bị cong phải làm sao: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Thể chất & Dinh dưỡng - 10/11/2020
Hiện tượng trẻ bị cong chân, đặc biệt ở giai đoạn mới sinh khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Vậy chân trẻ sơ sinh bị cong phải làm sao?
Việc trẻ sơ sinh bị cong chân diễn ra khá phổ biến khiến nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy chân trẻ sơ sinh bị cong phải làm sao? Khi nào thì bố mẹ nào nên can thiệp vào vấn đề này.
Tại sao trẻ sơ sinh bị cong chân?
Một trong những nguyên nhân chính khiến chân trẻ sơ sinh bị cong đó là do khi ở trong bụng mẹ, chân trẻ bị gấp hoặc uốn cong, tạo thành thói quen. Đại đa số các trẻ khi sinh ra đều thích nằm co chân vì cảm giác quen thuộc mà tư thế này mang lại.
Chính vì thế, khi trẻ ở giai đoạn vài tháng tuổi, việc trẻ bị cong chân là hoàn toàn bình thường. Lúc này cơ thể trẻ còn nhỏ, xương của trẻ đang phát triển và có nhiều điểm khác biệt so với người lớn.
So với người lớn, xương của trẻ chủ yếu là sụn và không cứng nên có thể uốn cong khi áp lực thay đổi. Vì vậy, khi trẻ bắt đầu tập đứng, đi bộ hoặc chạy, chân của trẻ sẽ hơi cong. Đây là hiện tượng sinh lý thông thường và thường được gọi là genu varum - đầu gối vẹo trong.
Trẻ sơ sinh bị cong chân đươc coi là bình thường nếu:
- Chân em bé bị cong là cân bằng ở cả hai đầu gối.
- Trẻ không bị chân thấp chân cao
- Sau 3 tuổi, tật cong chân tự mất.
Nhìn chung, bố mẹ sẽ không cần quá lo lắng nếu đến khi trẻ 3 tuổi, tật cong chân tự biến mất. Ở một số trẻ, tình trạng này có thể kéo dài hơn đến 8 tuổi mới hết. Để chắc chắn, bố mẹ nên cho con đi thăm khám nếu càm thấy cần thiết.
Khi nào chân trẻ bị cong là bất bình thường?
Việc chân trẻ sơ sinh bị cong chủ yếu là do sinh lý nhưng vẫn có một số trẻ mắc phải tật này từ nguyên nhân bệnh lý. Còi xương và chân vòng kiềng là hai nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này.
Bệnh Chân vòng kiềng
Đây là hiện tượng rối loạn tăng trưởng xương cẳng chân hay còn gọi là xương chày. Tuy chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về nguyên nhân của hiện tượng này nhưng nhiều chuyên gia y tế cho rằng: gen di truyền, béo phì hoặc tập đi sớm có thể dẫn đến hiện trạng trên. Vòng kiềng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai chân và thậm chí di truyền sang đời sau.
Trước khi trẻ 3 tuổi, bố mẹ thường sẽ không thể phân biệt giữa khuỳnh chân bình thường và bệnh vòng kiềng. Chính vì thế, nếu chân trẻ không hết cong khi trẻ lên 4, bố mẹ nên có cho con đi khám.
Bệnh còi xương
Còi xương xảy ra là do thiếu vitamin D - một chất quan trọng trong quá trình chuyển hóa, tích trữ canxi trong xương và răng. Khi canxi không dủ, xương có thể bị uốn cong dưới áp lực trọng lượng của cơ thể.
Việc thiếu vitamin D dễ xảy ra ở trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc những trẻ có dấu hiệu như:
- Da sẫm màu
- Ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời - nguồn cung cấp vitamin D chính cho cơ thể.
- Có hội chứng di truyền ảnh hưởng đến khả năng sản sinh vitamin D
- Bị bệnh Celiac (không dung nạp Gluten) gây trở ngại cho quá trình chuyển hóa vitamin D.
Dấu hiệu trẻ bị còi xương thường được biểu hiện khá rõ rệt nên bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng này ở trẻ để có phương pháp can thiệp kịp thời.
Chân trẻ sơ sinh bị cong phải làm sao?
Với những người làm đần làm cha mẹ, việc nhìn thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ sẽ khiến bố mẹ lo lắng. Chính vì thế, để hạn chế tình trạng này, bố mẹ không nên bắt trẻ tập đi sớm. Thay vào đó, hãy để con tự tập đi và để con tự phát triển theo đúng tốc độ của mình.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý thêm một số điểm sau:
- Cung cấp đủ vitamin D cho trẻ.
- Cho trẻ tiếp xúc với mặt trời.
- Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học cho trẻ.
- Cho trẻ ăn vừa đủ, tránh tình trạng béo phù,
- Cho trẻ vận động, tập thể dục thường xuyên.
- Không tự ý can thiệp nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường.
Xem thêm: Bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh đúng cách như thế nào?
Một số hiện tượng liên quan đến chân trẻ sơ sinh bị cong bố mẹ không nên bỏ qua:
Nếu trẻ có một trong số dấu hiệu dưới đây, bố mẹ nên cho trẻ đi thăm khám và có hướng điều trị phù hợp:
- Khuỳnh chân nghiêm trọng và cản trở việc đi lại của trẻ.
- Hiện tượng chân cong kéo dai sau khi trẻ 3 tuổi.
- Trẻ đi lại khập khiễng và đau đơn.
- Trẻ bị cong ở một bên chân.
- Trẻ bị thấp bé so với tuổi.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị cong chân sẽ không đáng lo ngại nếu bố mẹ nắm bắt được tình hình và can thiệp kịp thời. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, bố mẹ không chỉ có câu trả lời cho câu hỏi: chân trẻ sơ sinh bị cong phải làm sao mà còn biết cách chăm sóc trẻ hiệu quả.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận