Chăm sóc rốn cho trẻ mới sinh thế nào cho hiệu quả?

Thể chất & Dinh dưỡng - 09/05/2020

Dây rốn là một bộ phận quan trọng đối với trẻ sau khi sinh. Vậy làm thế nào để chăm sóc rốn cho trẻ mới sinh đúng cách? Bố mẹ cùng tham khảo nhé!

Khi còn ở trong bụng mẹ, dây rốn là một sợi dây liên kết giữa mẹ và bao thai, giúp cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy cần thiết để bào thai phát triển. Tuy nhiên, khi trẻ chào đời, bác sĩ cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh và kẹp lại cuống rốn để ngăn chảy máu từ các mạch máu trong dây rốn và hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng cho trẻ. Chính vì thế, việc chăm sóc rốn cho trẻ mới sinh trong giai đoạn này là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh hiệu quả?

Cách chăm rốn trẻ sơ sinh
Đâu là cách chăm sóc rốn trẻ mới sinh hiệu quả?

Quá trình thay đổi của dây rốn sau khi trẻ sinh ra

Trong ngày đầu tiên trẻ chào đời, dây rốn của trẻ sẽ được kẹp lại và vì mới tách khỏi mẹ nên dây rốn vẫn còn tươi, có màu trắng trong, màu đục và ẩm ướt. 4-10 ngày sau đó, dây rốn sẽ héo đi dần, nước và dịch trong dây rốn bị mất đi và cuống rốn lúc này sẽ chuyển sang màu nâu sậm, khô. Ở thời điểm này, kẹp rốn của trẻ có thể bị sứt ra hoặc bác sĩ, người tắm cho bé sẽ tháo kẹp ra.

Cách chăm sóc rốn trẻ mới sinh.
Rốn của trẻ thường sẽ rụng sau khoảng 10 ngày.

Những ngày sau đó, dây rốn của trẻ sẽ rụng đi. Đại đa số trẻ sơ sinh sẽ rụng rốn khi được 2 tuần tuổi. Khi rụng đi, bố mẹ sẽ thấy ở chỗ rụng bị rỉ màu hoặc sót lại một ít mô hay gốc nhỏ ở lại. Những ngày sau đó, trẻ có thể bị rỉ mộ chút dịch nhầy, màu trong hoặc nâu. Đây là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ.

Đến khoảng ngày thứ 18 sau khi sinh, vùng gốc dây rốn của trẻ sẽ lành hẳn và có thể có hiện tượng lên vảy nâu đen, khô ở gốc rốn. Bố mẹ không nên cậy vảy ra vì có thể sẽ làm da trẻ bị tổn thương. Lâu dần, những vảy này sẽ tự hết.

Tuy nhiên, nếu sau 1 tuổi mà trẻ chưa rụng dây rốn, bố mẹ nên đưa trẻ đến việc để được kiểm tra.

>>> Xem thêm: 

Cách chăm sóc rốn cho trẻ mới sinh

Như đã nói ở trên, trong thời gian đợi rốn rụng, việc chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng để tránh gây nhiễm trùng cho trẻ. Theo khuyến cáo của các bác sĩ nhi khoa, bố mẹ cần phải giữ dây rốn khô, sạch và thoáng mát thay vì bịt kín lại.

Bên cạnh đó, nếu muốn tắm cho trẻ, ở giai đoạn này, bố mẹ chỉ nên lau người cho trẻ bằng khăn ướt, chừa phần cuống rốn ra để hạn chế việc làm ướt không cần thiết. Bố mẹ chỉ nên vệ sinh dây rốn khi thấy có dịch nhầy hoặc chất bẩn do nước tiểu hoặc phân của trẻ. Sử dụng gạc mềm thấm một ít nước muối sinh lý để lau nhẹ nhàng lên những phần bị dính chất bẩn. Việc sử dụng xà phòng và cồn cho trẻ lúc này là chưa cần thiết và có thể làm chậm quá trình hồi phục của trẻ. Nếu muốn vệ sinh cẩn thận cho trẻ, bố mẹ có thể dùng Betadine để bôi vào phần rốn cho trẻ.

Ngoài ra, bố mẹ nên lựa chọn những loại tã sơ sinh có phần lỗ trống cho dây rốn. Các loại tã này sẽ giúp phần rốn của trẻ được thoáng mát cũng như hạn chế bị dính bẩn lên phần da đang bị tổn thương của trẻ.

Lưu ý, bố mẹ tuyệt đối không được cậy hay giật dây rốn để trẻ mau rụng rốn. Việc làm này có thể khiến trẻ bị tổn thương và tạo sẹo cho trẻ về sau. Hãy để trẻ rụng rốn thật tự nhiên, bố mẹ nhé!

cắt rốn cho trẻ sơ sinh
Bố mẹ nên để rốn của trẻ khô ráo và thoáng mát.

Trong quá trình chăm sóc rốn, nếu bố mẹ thấy có máu chảy bất thường, có mủ (dịch vàng hoặc trắng) xuất hiện hoặc vùng da xung quanh rốn bị sưng đỏ khiến trẻ đau, khó chịu, bố mẹ hãy đưa trẻ đi kiểm tra lại nhé.

Chăm sóc rốn cho trẻ mới sinh không hề khó nếu bố mẹ để ý và quan tâm đến trẻ nhiều hơn trong giai đoạn này. Mong rằng qua bài viết này của ODPHUB, bố mẹ cũng sẽ tự tin hơn trong quá trình chăm sóc trẻ.

 

 

 

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận