Bệnh giun sán ở trẻ em: Bố mẹ cần cảnh giác!

Thể chất & Dinh dưỡng - 27/07/2020

Bệnh giun sán ở trẻ em đang ở mức đáng lo ngại, bố mẹ cần hiểu biết hơn về căn bệnh này để có thể phòng ngừa cho trẻ.

Bệnh giun sán ở trẻ em hiện nay đang ở mức đáng lo ngại với 70-80% trẻ em bị nhiễm giun sán. Tuy là căn bệnh đơn giản nhưng nó có thể kéo tới nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ. 

Vậy làm sao để nhận biết được biểu hiện của trẻ bị nhiễm giun sán để có thể điều trị kịp thời cho trẻ? Bố mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ODPHUB nhé!

Vì sao trẻ em hay mắc bệnh giun sán?

Giun là ký sinh trùng, chủ yếu móc vào thành ruột để sống. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm giun sán: 

  • Ăn thực phẩm sống, không được chế biến sạch sẽ: Các loại rau sống chưa được rửa sạch, các món ăn tươi sống chưa qua chế biến nhiệt (như gỏi cá, bò tái, hàu sống,...) là nguồn thực phẩm tiềm ẩn các loại ấu trùng giun sán như sán lá gan, sán lợn, sán dây bò,...
  • Bé không được tẩy giun định kỳ: Nhiều bố mẹ vẫn chưa xem trọng việc cho trẻ đi tẩy giun. Trẻ nhỏ ở trong giai đoạn phát triển thường hiếu động, thích sờ chạm các bề mặt để khám phá, tuy nhiên lại có sức đề kháng chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, trẻ rất dễ bị nhiễm giun sán.
  • Chơi đùa cùng động vật nuôi: Cơ thể nóng ấm của thú nuôi (như chó, mèo) là vật chủ ký sinh lý tưởng của nhiều loại giun sán vô cùng nguy hiểm. Thế nên việc trẻ hay chơi đùa với thú nuôi sẽ khiến nguy cơ nhiễm giun sán tăng lên rất cao.
  • Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ: ấu trùng của giun sán không chỉ xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua đường tiêu hóa mà còn có thể xâm nhập qua các vết thương hở và những vùng da bị trầy xước, đang bị thương.
  • Môi trường xung quanh ô nhiễm, không được dọn dẹp sạch sẽ thường xuyên: Giường, nệm, chiếu, sân chơi, đồ chơi của trẻ,...không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nhiễm giun sán.
  • Trẻ tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh: Trẻ chơi đùa, ăn uống cùng người đang mang mầm bệnh có thể lây bệnh sang cho trẻ.

bệnh giun sán ở trẻ em, trẻ bị nhiễm giun sán do hay nghịch đất
Trẻ nhỏ vô tư hiếu động nên thường sờ chạm vào những bề mặt chứa nhiều vi khuẩn và trứng giun sán.

Một số loại giun thường gặp ở trẻ em

Có rất nhiều loại giun sán nguy hiểm, trong đó thường gặp nhất là:

  • Giun đũa: Loại giun này ký sinh ở ruột non, xâm nhập qua đường ăn uống. Giun đũa có thể gây áp xe gan, tắc ruột, giun chui đường mật.
  • Giun kim: Giun kim ký sinh ở ruột non, giun cái sau đó xuống ở ruột già để đẻ trứng ở rìa hậu môn, gây nên chứng ngứa hậu môn. Đường lây truyền trứng giun kim đó là từ hậu môn ra tay, quần áo rồi tới đường miệng vào ruột. Trứng giun sau khi vào ruột sẽ phát triển tới khi trưởng thành.
  • Giun móc: Giun móc ký sinh ở tá tràng, miệng giun móc vào bề mặt niêm mạc ruột để hút máu và phát triển. Đường lây nhiễm giun móc đó là việc ăn đồ ăn sống, chưa được rửa sạch và chế biến cẩn thận cũng như đưa tay bẩn đưa lên miệng,...
  • Giun tóc: Giun tóc ký sinh ở ruột già. Đường lây nhiễm chủ yếu là do ăn phải đồ ăn thức uống có chứa trứng giun.

>>>Tham khảo thêm: 

Triệu chứng bị nhiễm giun sán ở trẻ em

Để bảo vệ trẻ khỏi các biến chứng nguy hiểm từ giun sán, bố mẹ cần chú ý quan sát các triệu chứng, theo dõi để kịp thời đưa trẻ đi khám khi nhận thấy ở trẻ có những biểu hiện bất thường. Một số dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun sán mà bố mẹ cần chú ý đó là:

  • Trẻ bị đau bụng ở vùng rốn, gầy yếu. Cơn đau bụng do giun quấy thường tái lại nhiều lần.
  • Trẻ có thể bị nôn hoặc đi ngoài ra giun.
  • Trẻ bị khó ngủ, đôi khi bị đái dầm.
  • Trẻ hay quấy khóc đêm do bị ngứa hậu môn.
  • Trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa, phân lúc lỏng lúc đặc và có thể nhìn thấy giun kim ở trong phân hoặc ở hậu môn.
  • Trẻ biếng ăn.
  • Trẻ hay khó chịu và có sự thay đổi trong các hoạt động hằng ngày.
  • Bé gái có thể bị mẩn ngứa quanh vùng âm đạo.
  • Trẻ có dấu hiệu bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
  • Phân có thể bị lẫn máu, trẻ có biểu hiện bị thiếu máu hoặc hay thở khò khè và ho khan.

biểu hiện của trẻ bị nhiễm giun sán
Trẻ thường đau bụng ở vùng rốn, cơn đau tái đi tái lại là biểu hiện khi trẻ bị nhiễm giun sán.

Cách chữa và phòng ngừa giun sán ở trẻ em

Sau khi nhận thấy biểu hiện trẻ bị nhiễm giun sán, bố mẹ cần thực hiện những việc sau để chữa đau bụng giun cũng như phòng ngừa tái phát cho trẻ:

  • Tẩy giun cho trẻ khi xét nghiệm thấy trong phân có nhiều trứng giun hoặc trẻ có biểu hiện nôn hoặc đi ngoài ra giun, ngứa hậu môn.
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống.
  • Ăn chín, uống sôi.
  • Không đi chân đất để ngăn ngừa ấu trùng giun móc xâm nhập vào cơ thể bằng cách chui qua da.
  • Không để trẻ bò dưới đất, mút tay, cắn móng tay.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường sống xung quanh, sử dụng nước sạch để nấu ăn, tẩy giun cho thú nuôi định kỳ.

Bệnh giun sán ở trẻ em ở Việt Nam hiện nay đang ở mức đáng báo động. Thế nên, ODPHUB mong rằng bố mẹ luôn cảnh giác, có biện pháp phòng tránh hiệu quả cho bé, cũng như xây dựng lối sinh hoạt lành mạnh, an toàn cho cả gia đình.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Bé bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Thể chất & Dinh dưỡng - 27/07/2020

Bé bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Thời điểm giao mùa khiến nhiều bé bị đau mắt đỏ. Hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc bé khi bị đau mắt đỏ sao cho hiệu quả nhé.

Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

Thể chất & Dinh dưỡng - 27/07/2020

Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh là gì? Bố mẹ nên làm gì để hạn chế tối đa nguy cơ trẻ sơ sinh mắc các bệnh ngoài da? 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là do đâu?

Thể chất & Dinh dưỡng - 05/12/2019

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là do đâu?

Trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời phát triển cân nặng rất nhanh chóng. Tuy vậy, có những trẻ tăng cân rất ít và chậm. Vậy bố mẹ hãy cùng ODPHUB tìm hiểu nguyên nhân tại sao và tham khảo...