Bệnh giun đũa ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Thể chất & Dinh dưỡng - 30/07/2020

Giữa tình hình bệnh giun đũa ở trẻ em nói riêng cũng như tình trạng bệnh giun sán ở nước ta đang đạt mức báo động, bố mẹ cần chú ý những gì?

Tình trạng trẻ em bị nhiễm giun sán ở Việt Nam đang ở mức cao, với tỷ lệ 70-80% trẻ bị nhiễm giun, trong đó, phổ biến nhất là giun đũa. Bệnh giun đũa ở trẻ em rất thường gặp, do Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, môi trường sống và thói quen ăn uống của người dân cũng vô cùng đa dạng. 

Triệu chứng khi trẻ bị giun đũa quấy dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, thế nên hiểu biết về căn bệnh này là rất cần thiết để bố mẹ có thể bảo vệ được sức khỏe cho trẻ và cả gia đình. Bố mẹ hãy cùng ODPHUB tìm hiểu về bệnh giun đũa ở trẻ em nhé!

Vì sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa?

Giun đũa trưởng thành có kích thước khá lớn, màu sắc trắng hoặc hồng nhạt, giun đực có chiều dài khoảng từ 15cm đến 17cm, giun cái có chiều dài khoảng từ 20cm đến 25cm. Giun đũa thường ký sinh trong ruột non của người.

Nhiệt độ môi trường không khí của xứ nhiệt đới là điều kiện vô cùng thuận lợi để giun phát triển. Trứng giun đũa rơi vào trong đất có thể phát triển thành ấu trùng sau 2 tuần. Thế nên, thói quen đi chân đất, không vệ sinh chân tay sạch sẽ,... là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng mắc giun đũa. Trẻ em chưa có ý thức vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên đi chân trần, có thói quen cho tay vào miệng nên trẻ thường bị nhiễm giun nhiều hơn người lớn, và tỉ lệ trẻ nhiễm giun ở nông thôn cũng cao hơn thành thị.

Trứng giun sẽ chỉ bị tiêu diệt hoàn toàn với nhiệt độ hơn 60 độ C, nhưng ở nhiều nơi vẫn có tập quán ăn đồ sống, rau sống nên khả năng nhiễm giun vẫn còn rất cao.

tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa?
Giun đũa ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ của trẻ, khiến trẻ vô cùng khó chịu.

Làm sao để nhận biết bệnh giun đũa ở trẻ em?

Triệu chứng của trẻ bị nhiễm giun đũa không có đặc trưng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Trẻ bị nhiễm giun đũa có thể có những biểu hiện sau:

  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng, tăng cân chậm, còi cọc.
  • Trẻ có thể bị tắc ruột, đau quặn bụng từng cơn, chướng bụng, táo bón.
  • Trẻ bị tắc mật, sỏi mật, viêm đường mật, do giun đi từ ruột non qua ống mật.
  • Trẻ bị viêm ruột thừa cấp.
  • Trẻ có thể thở khò khè, khó thở mãn tính, hoặc đau ngực dữ dội, ho khan và sốt cao nếu giun đi lạc lên phổi.
  • Trẻ đi ngoài ra giun, hoặc ho sặc ra giun.

>>>Tham khảo thêm: Tẩy giun cho trẻ dưới 1 tuổi: 6 cách đánh bay giun sán từ thiên nhiên

Phòng chống bệnh giun đũa ở trẻ em

Để phòng chống giun sán nói chung và giun đũa nói riêng, thì biện pháp hiệu quả nhất chính là vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cụ thể:

  • Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn rau sống, nếu cần thì nên rửa kỹ rau sống với nước rửa rau chuyên dụng nhiều lần để đảm bảo rau sạch hẳn.
  • Rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh.
  • Thường xuyên lau dọn nhà cửa, các vật dụng trong nhà, đồ chơi của trẻ với nước sát trùng.
  • Nhà vệ sinh cần thường xuyên quét dọn, làm sạch cống rãnh thoát nước bằng các sản phẩm hóa chất diệt trùng không gây hại cho môi trường để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.
  • Không đi chân trần trên mặt đất; nếu làm vườn và dọn rác thì cần đi ủng, đeo găng tay và đeo khẩu trang.
  • Không nên dùng phân tươi để bón cây, bón rau.
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần cho cả gia đình.

rửa tay sạch sẽ phòng ngừa bệnh giun đũa ở trẻ em
Cách phòng ngừa ngăn chặn ngay từ bước đầu vô cùng hiệu quả đó chính là ăn chín uống sôi, thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn.

Tuy điều kiện sống cơ bản của người dân Việt Nam đã tốt hơn trước rất nhiều, tuy nhiên nguy cơ mắc và lây nhiễm giun sán vẫn chưa được loại trừ hoàn toàn.

Thế nên ODPHUB mong rằng các gia đình sẽ thực hiện ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để có thể đẩy lùi bệnh giun đũa ở trẻ em và các chủng giun sán, ký sinh trùng khác, bảo vệ sức khỏe cho trẻ và cả gia đình.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Bệnh giun sán ở trẻ em: Bố mẹ cần cảnh giác!

Thể chất & Dinh dưỡng - 27/07/2020

Bệnh giun sán ở trẻ em: Bố mẹ cần cảnh giác!

Bệnh giun sán ở trẻ em đang ở mức đáng lo ngại, bố mẹ cần hiểu biết hơn về căn bệnh này để có thể phòng ngừa cho trẻ.

Những điều bố mẹ nên biết khi bé bị suy dinh dưỡng

Thể chất & Dinh dưỡng - 07/07/2020

Những điều bố mẹ nên biết khi bé bị suy dinh dưỡng

Dấu hiệu bé bị suy dinh dưỡng là gì? Bé bị suy dinh dưỡng phải làm sao? Bố mẹ cùng ODPHUB tìm hiểu qua bài viết sau nhé! 

Trẻ sơ sinh đau bụng quấy khóc, bố mẹ phải làm sao?

Thể chất & Dinh dưỡng - 05/05/2020

Trẻ sơ sinh đau bụng quấy khóc, bố mẹ phải làm sao?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đau bụng quấy khóc là gì? Bố mẹ nên hỗ trợ trẻ ra sao? Bố mẹ tham khảo bài viết dưới đây của ODPHUB nhé!