Các cột mốc phát triển kỹ năng đọc của trẻ theo từng độ tuổi

Giao tiếp & Ngôn ngữ - 13/01/2020

Bố mẹ hãy cùng ODPHUB tham khảo những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển kỹ năng đọc của trẻ từ 0-6 tuổi nhé!

Mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau, nên không phải mọi trẻ đều thành thạo những việc nhất định ở đúng một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên lưu ý tới các cột mốc phát triển kỹ năng đọc của trẻ như dưới đây nhé. Để nếu thấy trẻ chậm hơn hẳn so với các bạn cùng tuổi thì bố mẹ có thể tìm phương pháp hỗ trợ trẻ kịp thời, đặc biệt là với những trẻ gặp khó khăn khi đọc.

Trẻ 0-1 tuổi

  • Nhận thức được rằng các cử chỉ và âm thanh đều truyền tải những thông điệp nhất định.
  • Có phản ứng khi được người khác nói chuyện cùng.
  • Tập trung chú ý vào người hoặc vật cụ thể.
  • Hiểu được ít nhất 50 từ.
  • Với tay để chạm vào sách và có thể lật trang sách nếu được bố mẹ giúp.
  • Có phản ứng với các câu chuyện và hình ảnh bằng cách nói ê a hoặc vỗ nhẹ tay vào tranh minh họa.

phát triển kỹ năng đọc của trẻ
Trong quá trình phát triển kỹ năng đọc của trẻ 0-1 tuổi, trẻ hiểu được ít nhất 50 từ.

Trẻ 1-3 tuổi

  • Biết nhận diện các sự vật trong sách và bắt đầu trả lời được các câu hỏi về chúng, như: “Đâu là con bò?”, “Con bò kêu thế nào?”...
  • Gọi tên những bức hình quen thuộc.
  • Dùng ngón tay để chỉ những đồ vật mà bố mẹ gọi tên.
  • Giả vờ đọc sách.
  • Với những cuốn sách quen thuộc thì có thể nói nốt được những câu mà bố mẹ đọc nửa chừng.
  • Vẽ nguệch ngoạc trên giấy.
  • Nhớ tên sách và nhận ra được các cuốn sách qua trang bìa.
  • Tự lật trang sách giấy cứng.
  • Thích những cuốn sách nhất định và thường xuyên đòi bố mẹ đọc.

Trẻ 3 tuổi

  • Tự mình khám phá những cuốn sách.
  • Có thể ngồi nghe người lớn đọc những câu chuyện khá dài.
  • Tự kể lại những câu chuyện quen thuộc.
  • Hát bài hát bảng chữ cái (có người lớn nhắc và gợi ý).
  • Vẽ những nét vẽ trông giống chữ cái.
  • Có thể nhận ra chữ cái đầu tiên trong tên mình.
  • Hiểu rằng viết chữ khác với vẽ tranh.
  • Bắt chước hành động đọc sách thành tiếng. 

bé trai đọc sách, phát triển kỹ năng đọc của trẻ
Trẻ 3 tuổi sẽ bắt đầu khám phá những cuốn sách nhiều hơn trong quá trình phát triển kỹ năng đọc của trẻ.

Trẻ 4 tuổi

  • Nhận ra những ký hiệu, nhãn hiệu quen thuộc, đặc biệt là trên biển báo giao thông và các loại vỏ hộp trong nhà. 
  • Nhận ra những từ có vần giống nhau. 
  • Kể ra được một vài chữ trong bảng chữ cái (bố mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với chữ in hoa trước).
  • Có thể nhận ra các chữ cái trong tên mình.
  • Có thể viết được tên mình.
  • Nhớ cách đọc của nhiều chữ cái. 
  • Nhận thức tốt hơn về âm tiết.
  • Dùng những chữ cái quen thuộc để cố viết thành các từ.
  • Thử tập viết những từ quen thuộc.
  • Hiểu rằng khi đọc sách thì đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
  • Kể lại những câu chuyện mình từng được nghe.

mẹ đọc sách cùng bé, phát triển kỹ năng đọc của trẻ
Trẻ 4 tuổi có thể viết được tên mình.

>>> Tham khảo thêm: Những nhận thức và giai đoạn phát triển trẻ cần có trong quá trình học đọc

Trẻ 5 tuổi

  • Tự sáng tạo ra những từ có vần giống nhau.
  • Nhận diện được cách viết của một vài từ.
  • Viết được một số chữ cái, con số và cả từ ngữ. 
  • Nhận ra một vài từ quen thuộc trên trang sách.
  • Đoán trước những gì sẽ xảy ra trong một câu chuyện.
  • Hiểu nghĩa cụ thể của một vài từ.
  • Đọc được một vài từ đơn giản. 
  • Kể lại những ý chính, nhận biết các chi tiết (ai, cái gì, khi nào, ở đâu…) và sắp xếp các sự kiện trong một câu chuyện theo đúng trình tự. 

bé đọc sách trong thư viện, phát triển kỹ năng đọc của trẻ
Trong giai đoạn phát triển kỹ năng đọc của trẻ 5 tuổi, con sẽ đọc được một vài từ đơn giản.

Trẻ 6 tuổi

  • Tự đọc những câu chuyện quen thuộc.
  • Có thể đọc được cả những từ không quen thuộc.
  • Dựa vào hình ảnh để đoán ra những từ mình không hay gặp. 
  • Biết dùng một vài dấu câu phổ biến, biết chỗ nào cần viết hoa.
  • Tự sửa lỗi khi đọc sai.
  • Thể hiện mình hiểu câu chuyện qua việc vẽ lại những gì liên quan đến câu chuyện đó.

bé trai đọc sách, phát triển kỹ năng đọc của trẻ.
Trẻ 6 tuổi sẽ biết tự đọc sách.

Bố mẹ hãy tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với sách vở càng sớm càng tốt để phát triển kỹ năng đọc sách của trẻ nhé! Ngoài ra, đọc sách cho trẻ sơ sinh cũng là việc rất cần thiết, đem lại nhiều lợi ích to lớn, nên bố mẹ cũng đừng nên bỏ qua! 

ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến những thông tin hữu ích cho bố mẹ về các cột mốc phát triển kỹ năng đọc của trẻ từ 0-6 tuổi.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận