Những lưu ý để trò chuyện hiệu quả với trẻ nhỏ

Giao tiếp & Ngôn ngữ - 04/11/2019

Trẻ rất thích được bố mẹ lắng nghe, và việc trò chuyện với bố mẹ cũng rất có ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ nữa. Vậy bố mẹ hãy dành thời gian nói chuyện với con mỗi ngày nhé!

Khi bố mẹ dành thời gian trò chuyện và lắng nghe, trẻ sẽ nhận thức được rằng, những suy nghĩ và lời nói của con đều quan trọng đối với bố mẹ. Việc này không những giúp gắn kết tình cảm gia đình, mà còn khiến trẻ tự tin hơn và học được nhiều kỹ năng xã hội.

mẹ trò chuyện với con trai trên sàn nhà, bên cạnh ô tô đồ chơi
Khi bố mẹ dành thời gian trò chuyện và lắng nghe, trẻ sẽ nhận thức được, những suy nghĩ và lời nói của con đều quan trọng đối với bố mẹ.

Vì vậy, bố mẹ hãy lắng nghe và trò chuyện với trẻ vào bất cứ lúc nào có thể. Tuy nhiên, việc này sẽ trở nên dễ dàng và có ý nghĩa hơn nếu bố mẹ chọn một địa điểm đặc biệt trong nhà và/hoặc một khoảng thời gian cố định trong ngày để nói chuyện cùng con. Ví dụ, tối nào bố mẹ cũng ngồi cùng con trên một chiếc ghế bành rất êm để nói chuyện trước giờ đi ngủ. 

6 lưu ý để bố mẹ trò chuyện và lắng nghe trẻ hiệu quả

Việc bố mẹ trò chuyện và lắng nghe hiệu quả có nghĩa là trẻ nhận được lợi ích tối đa từ khoảng thời gian trò chuyện, và đó cũng là lúc mà cả bố mẹ và trẻ đều cảm thấy thoải mái, thư giãn. Vậy bố mẹ nên:

  • Chọn khoảng thời gian thích hợp để mỗi ngày đều có thể trò chuyện với trẻ vào giờ đó, như khi cùng trẻ đi bộ trên đường, hay sau giờ ăn tối, hoặc trước giờ kể chuyện ru ngủ...
  • Thường xuyên đặt những câu hỏi mở, như: “Hôm nay con có chuyện gì vui nhất?”.

mẹ tặng hoa và cười với con gái, ngồi trên ghế sofa
Bố mẹ hãy thường xuyên đặt những câu hỏi mở cho trẻ.

  • Thể hiện sự quan tâm của bố mẹ và khuyến khích trẻ nói nhiều hơn bằng những câu nói như: “Con kể cho bố mẹ nghe về chuyện cô dạy hát đi!”, “Thật á?”, “Con kể tiếp đi”...
  • Để ý đến nét mặt và ngôn ngữ cơ thể của trẻ. Lắng nghe không phải chỉ là nghe những lời trẻ nói, mà còn là cố gắng hiểu tâm trạng, cảm xúc của trẻ nữa.
  • Khuyến khích trẻ bày tỏ cảm nhận của mình về mọi chuyện. Ví dụ, bố mẹ nên hỏi: “Hình như con thấy bị bỏ rơi khi bạn My chỉ muốn chơi cùng các bạn khác đúng không?”. Nếu bố mẹ hiểu sai điều gì đó, hãy nhờ trẻ giải thích.

mẹ và con trai nằm trên sàn nhà, cười cùng nhau bên cạnh cuốn sách
Hãy khuyến khích trẻ bày tỏ cảm nhận của mình về mọi chuyện.

  • Chú ý để biết khi nào thì trẻ muốn nói chuyện nhiều hoặc ít. Ví dụ, trẻ đi học về mệt thì có thể không muốn nói nhiều.
  • Khuyến khích trẻ lắng nghe bố mẹ bằng cách hỏi những câu như: “Con muốn biết ngày hôm nay bố mẹ đã làm những gì không?”. Tuy vậy, bố mẹ cũng đừng ép trẻ phải nghe nếu con có vẻ không hứng thú với những câu chuyện đó.
Nguồn tham khảo: Raising Children

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận