Quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ 3-6 tuổi
Giao tiếp & Ngôn ngữ - 28/08/2019
Bé trên 3 tuổi sẽ bắt đầu nói và hiểu được nhiều từ hơn. Vậy trong giai đoạn 3-6 tuổi, bé sẽ có những dấu ấn đậm nét nào về giao tiếp?
Khi lên 5 tuổi, hầu hết trẻ em đã có thể giao tiếp hiệu quả và nhiều trẻ thậm chí còn thích những câu chuyện mà trẻ tự sáng tạo ra. Lúc này, trẻ có thể nói những câu dài, phức tạp hơn và đúng ngữ pháp hơn. Hầu hết trẻ em ở độ tuổi này sẽ biết phân biệt và biết cách nói về những sự kiện sắp tới, trong tương lai.
Biết đặt câu hỏi đúng
Khi chưa được 3 tuổi, những câu hỏi của trẻ thường ngắn và chưa hoàn chỉnh, ví dụ như: “Chó đâu?”. Còn khi lên 3, trẻ sẽ bắt đầu biết dùng cấu trúc đầy đủ và hoàn chỉnh hơn, ví dụ như: “Con chó đi đâu rồi?”, hay “Sao nó lại thế?”...
Hiểu khái niệm “giống” và “khác”
Khi lên 4 tuổi, trẻ bắt đầu biết so sánh sự giống và khác nhau giữa mọi vật. Đây là một kỹ năng phân tích quan trọng, giúp trẻ phát triển các khả năng phân loại và lập luận sau này.
Biết nói những câu dài hơn (câu gồm 5-6 từ)
Trẻ 3 tuổi có vốn từ vựng rộng hơn (khoảng 300 từ trở lên), nói được những câu dài hơn và biết bắt chước hầu hết các âm điệu và ngữ điệu của người lớn. Ở tuổi này, trẻ sẽ nói rất nhiều để luyện tập và hoàn thiện những kỹ năng giao tiếp mới.
Biết dùng câu phức
Các kỹ năng ngôn ngữ phát triển mạnh khi trẻ được 4 tuổi. Lúc này, trẻ có thể phát âm phần lớn các âm, vốn từ vựng lên tới khoảng 1.500 từ (và sẽ thêm khoảng 1.000 từ nữa khi trẻ được 5 tuổi). Trẻ cũng có thể biết cách kể chuyện chi tiết với nhiều câu phức, câu ghép.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận