Kỹ năng đọc của trẻ: Các mốc phát triển theo độ tuổi
Giao tiếp & Ngôn ngữ - 22/12/2019
Đọc sách là việc có ích cho mọi mặt của cuộc sống. Nó giúp tư duy phát triển, kiến thức được mở rộng… Vậy kỹ năng đọc của trẻ sẽ trải qua những cột mốc nào? Bố mẹ hãy cùng ODPHUB tìm hiểu sự phát triển đó trong giai đoạn trẻ 0-6 tuổi nhé!
Kỹ năng đọc tất nhiên là điều cần thiết, tạo nền tảng cho việc học và đọc sách của trẻ về sau. Dù mỗi trẻ phát triển kỹ năng đọc theo một tốc độ khác nhau, nhưng nhìn chung, phần lớn trẻ sẽ đạt được một số cột mốc ở những giai đoạn nhất định. Dưới đây là những cột mốc đó theo độ tuổi của trẻ:
0-1 tuổi
- Bắt đầu biết với tay chạm vào cuốn sách.
- Nhìn và chạm vào các hình ảnh trong sách.
- Phản ứng với câu chuyện bố mẹ đọc cho nghe bằng cách tạo ra các âm thanh ê a không có nghĩa.
- Cùng bố mẹ lật trang sách.
>> Tham khảo thêm: Cẩm nang đọc sách cho trẻ sơ sinh
1-2 tuổi
- Nhìn tranh và kể tên những vật quen thuộc như con chó, cái cốc…
- Trả lời các câu hỏi liên quan đến những gì trẻ nhìn thấy trên trang sách.
- Nhận ra bìa của những cuốn sách mình thích.
- Ghi nhớ và đọc lại một vài từ trong những cuốn sách yêu thích.
- Bắt đầu “giả vờ” đọc sách bằng cách lật trang và sáng tạo ra những câu chuyện.
>> Tham khảo thêm: Cẩm nang đọc sách cho trẻ 12-18 tháng tuổi
3-4 tuổi
- Biết cầm sách đúng cách.
- Biết rằng cần đọc chữ từ trái qua phải, trong một trang thì đọc từ trên xuống dưới.
- Chú ý nhiều hơn tới những câu từ có vần điệu.
- Kể lại những câu chuyện mình từng biết.
- Nhận biết được khoảng một nửa bảng chữ cái.
- Bắt đầu biết đọc các chữ cái.
- Có thể nhận ra tên của mình khi được in/viết ra, hoặc nhận ra những từ quen thuộc trên biển hiệu, logo...
5 tuổi
- Biết đọc nhiều chữ cái.
- Bắt đầu biết đọc một vài từ đơn giản.
- Match each letter to the sound it represents
- Biết đặt ra và trả lời các câu hỏi ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao, thế nào về một câu chuyện mà mình được nghe.
- Kể lại một câu chuyện theo đúng trình tự, dựa vào từ ngữ hoặc hình ảnh trên giấy.
- Dự đoán được những gì có thể sẽ xảy ra trong một câu chuyện.
- Đọc hoặc nhờ bố mẹ đọc sách cho nghe, vừa để học hỏi, vừa để giải trí.
- Đôi khi dùng ngôn ngữ kể chuyện cả trong lúc chơi đùa hoặc trò chuyện với người khác. Ví dụ: “‘Mình đi học đây!’ - Búp bê nói rồi chạy đi”.
>>> Tham khảo thêm: Cẩm nang đọc sách cho trẻ 3-5 tuổi Nếu nghi ngờ rằng trẻ gặp khó khăn trong việc đọc, bố mẹ nên ghi lại những biểu hiện mình thấy và chia sẻ với bác sĩ hoặc giáo viên của trẻ để tham khảo lời khuyên. Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo thêm những cách giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc viết qua bài: 3 việc dễ dàng để bố mẹ giúp trẻ phát triển kỹ năng viết và đọc.
Nguồn tham khảo: Understood
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận