Cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ mà bố mẹ nào cũng nên biết

Giao tiếp & Ngôn ngữ - 10/04/2020

Trong bài viết dưới đây, ODP sẽ giới thiệu tới bố mẹ các cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hiệu quả để giúp con cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết.

Chậm phát triển ngôn ngữ ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình giao tiếp của trẻ, khiến không ít bố mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là gì và bố mẹ có thể áp dụng cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ra sao cho hiệu quả?

Khái niệm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Trước khi tìm hiểu những thông tin chi tiết hơn về cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, bố mẹ cần hiểu rõ về khái niệm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

Khi trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, khả năng sử dụng ngôn ngữ của con phát triển với tốc độ chậm hơn so với bình thường. Những trẻ này thường tiếp cận kém với ngôn từ. Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là trẻ gặp khó khăn khi diễn đạt những gì mà mình muốn nói. Một vấn đề nữa trong đặc điểm của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là trẻ tiếp cận thông tin rất chậm và điều này gây cản trở quá trình giao tiếp của con. 

trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Khi trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, khả năng sử dụng ngôn ngữ của con phát triển với tốc độ chậm hơn so với bình thường.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, bao gồm:

1. Các bệnh lý liên quan đến các cơ quan cần thiết cho việc nói

Các bệnh lý như hở hàm ếch, thắng lưỡi (phanh lưỡi) ngắn bất thường hay các bệnh lý về thần kinh như bại não, chấn thương não, rối loạn dưỡng cơ, loạn vận ngôn… có thể ảnh hưởng tới khả năng phát âm của trẻ. Việc này làm trì hoãn sự phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ.

Lúc này, trẻ gặp khó khăn trong việc kiểm soát các cơ quan, bộ phận trên cơ thể cần thiết cho việc nói, ví dụ như môi và hàm không phối hợp với nhau để tạo ra một vài âm thanh nhất định.

Ngoài ra, rối loạn xử lý âm thanh - tình trạng mất khả năng tiếp nhận và hiểu âm thanh của lời nói - cũng là một loại bệnh ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Những trẻ này sẽ được cải thiện tình trạng và điều trị bệnh bằng âm ngữ trị liệu

3. Trẻ chậm phát triển nói chung

Việc trẻ chậm phát triển nói chung cũng có thể tác động tới sự phát triển khả năng giao tiếp của trẻ. Mặc dù mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau, nhưng nếu thấy các kỹ năng khác của trẻ (ngoài kỹ năng ngôn ngữ) phát triển chậm hơn bình thường thì bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là đối với kỹ năng vận động và nhận thức. 

bé chơi đồ chơi
Việc trẻ chậm phát triển nói chung cũng có thể tác động tới sự phát triển khả năng giao tiếp của trẻ.

4. Trẻ bị khuyết tật trí tuệ, bệnh khó học, bệnh tự kỷ

Những trẻ bị khuyết tật trí tuệ hoặc mắc bệnh tự kỷ thường gặp vấn đề về khả năng giao tiếp.

Ngoài ra, chứng khó đọc (do não hoạt động không hiệu quả) cũng có thể gây khó khăn cho trẻ trong việc tạo ra âm thanh khi nói, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và hiểu những gì người khác nói. 

5. Các bệnh lý về thính giác hoặc nhiễm trùng tai

Những trẻ có bệnh lý về thính giác thường gặp khó khăn trong việc hiểu và nắm bắt từ, con cũng không thể bắt chước hay nói trôi chảy. 

Nhiễm trùng tai là chứng bệnh khá phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi. Nếu bệnh được điều trị bệnh kịp thời thì nguy cơ chậm nói ở trẻ cũng giảm bớt. Tuy nhiên, nếu bị viêm tai giữa mãn tính, khả năng trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ là khá cao.  

Trong những trường hợp này, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra.

6. Trẻ sinh non hoặc chịu ảnh hưởng từ yếu tố môi trường 

Sinh non có thể gây ra nhiều dạng chậm phát triển và chậm phát triển ngôn ngữ là một trong số đó.

Ngoài ra, nếu trẻ lớn lên trong môi trường không được quan tâm nhiều hoặc không có cơ hội được giao tiếp nhiều với người lớn cũng có thể bị chậm nói.

trẻ sinh non
Sinh non có thể gây ra nhiều dạng chậm phát triển và chậm phát triển ngôn ngữ là một trong số đó.

Cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hiệu quả

Việc bố mẹ can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ góp phần hỗ trợ trẻ sớm cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ của mình và bắt kịp tốc độ phát triển của các bạn đồng trang lứa. Dưới đây là một vài cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ mà bố mẹ có thể tham khảo: 

1. Mô tả bằng lời nói với trẻ về những hành động bố mẹ đang làm

Bố mẹ hãy kiên nhẫn giải thích cho trẻ biết mình đang làm gì. Việc này giúp trẻ mở rộng vốn từ và làm quen với những đồ vật và thế giới xung quanh mình. Ví dụ, bố mẹ có thể nói: “Mẹ lấy áo cho con mặc nhé!” hoặc “Đeo giày xong mình ra công viên chơi nhé!”.

2. Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với nhiều từ mới

Việc đưa bé đi thăm thú nhiều nơi là một cách tốt để tạo cơ hội cho con vừa tiếp xúc và học hỏi từ mới vừa có những trẻ trải nghiệm thú vị. Nếu không có điều kiện cho con đi chơi xa, bố mẹ có thể chỉ cần đơn giản là đưa trẻ dạo chơi quanh khu phố, ra công viên gần nhà, đưa trẻ sang chơi với các bạn nhỏ hàng xóm...

3. Thường xuyên đọc sách cùng trẻ

Đọc sách cùng trẻ mỗi ngày là một cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ được nhiều bố mẹ áp dụng. Hãy ôm con vào lòng, cầm cuốn truyện và đọc cho con nghe những câu chuyện, những bài thơ dành cho trẻ nhỏ. Lúc này, trẻ có cơ hội tiếp xúc với nhiều từ ngữ mới và hiểu rõ hơn về cách giao tiếp của mọi người.

mẹ đọc sách cho bé để biến trải nghiệm này thành điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Bố mẹ hãy cố gắng đọc sách cùng trẻ mỗi ngày.

4. Chia sẻ về những trải nghiệm

Sau những chuyến vui chơi, dã ngoại, về thăm quê… cùng trẻ, bố mẹ hãy vận dụng việc mô tả lại những trải nghiệm này để giới thiệu cho trẻ những khái niệm mới. Bố mẹ cũng nên cho trẻ cơ hội để nói về suy nghĩ của mình bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi đơn giản, ví dụ như: “Hôm nay con đã thấy những loài động vật nào?”.

5. Hát cho trẻ nghe

Hãy hát cho trẻ nghe những bài hát dành cho thiếu nhi. Đây là cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khá hiệu quả vì những bài hát đều mang giai điệu vui tươi, dễ nhớ và khiến trẻ thích thú. Đây cũng là lúc bố mẹ dạy cho trẻ cách đọc đúng của các từ cũng như giải thích về các khái niệm đơn giản xuất hiện trong bài hát.

hát cho bé nghe
Hãy hát cho trẻ nghe những bài hát dành cho thiếu nhi.

6.Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia

Nếu sau một khoảng thời gian dài (khoảng vài tháng) mà chưa thấy trẻ tiến triển, bố mẹ hãy tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia âm ngữ trị liệu. Lúc này, các chuyên gia sẽ chẩn đoán và đưa cho bố mẹ những lời khuyên và phương pháp chữa trị phù hợp với tình trạng của trẻ.

ODPHUB hy vọng bài viết trên đã giúp bố mẹ tìm ra cho mình phương pháp và cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ phù hợp nhất để từ đó hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả và nhanh chóng.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận