Những dấu hiệu bệnh tâm lý ở trẻ và các cách điều trị phổ biến
Cảm xúc & Kết nối xã hội - 11/10/2019
Các bệnh và hội chứng tâm lý có thể gây nhiều hậu quả cho người bị mắc, đặc biệt là trẻ nhỏ, bởi nhiều triệu chứng bệnh ở trẻ không rõ ràng như người lớn.
Thay vì thắc mắc rằng hành vi của con mình là bình thường hay là biểu hiện của bệnh tâm lý hoặc hội chứng tâm lý nào đó, bố mẹ hãy cùng ODPHUB tham khảo những triệu chứng bệnh để tìm ra phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả nhé!
Những triệu chứng ở trẻ mà bố mẹ cần chú ý
Trẻ có thể mắc nhiều loại bệnh và hội chứng tâm lý với những kiểu biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, bố mẹ hãy đặc biệt lưu ý khi con có những triệu chứng này:
- Thay đổi tâm trạng: Trẻ buồn và thu mình lại trong ít nhất 2 tuần, tâm trạng thay đổi thái quá, ảnh hưởng đến các mối quan hệ với mọi người xung quanh.
- Cảm xúc mạnh: Trẻ sợ hãi thái quá mà không có lý do, đôi khi tim đập nhanh và thở gấp, hoặc lo sợ đến mức gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.
- Thay đổi hành vi: Hành vi và tính cách của trẻ thay đổi nhiều, bao gồm những hành vi gây nguy hiểm hoặc ngoài tầm kiểm soát, như thường xuyên đánh nhau, dùng vũ khí, thể hiện mong muốn làm người khác đau.
- Khó tập trung: Trẻ khó tập trung hoặc ngồi yên một chỗ, gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc học tập ở trường.
- Bỗng dưng không thích ăn: Trẻ đột ngột chán ăn, thường xuyên nôn ọe - đây có thể là biểu hiện của chứng rối loạn ăn uống.
- Các triệu chứng về thể chất: Trẻ mắc bệnh hoặc hội chứng tâm lý có thể có những triệu chứng như đau đầu hay đau bụng.
- Tự làm mình bị thương: Trẻ cố ý tự làm đau hoặc gây thương tích, tổn hại cho mình.
>>>Tham khảo thêm: 6 bệnh và hội chứng tâm lý ở trẻ nhỏ mà bố mẹ cần biết
Những cách phổ biến để điều trị các bệnh và hội chứng tâm lý
Trẻ mắc các bệnh hoặc hội chứng tâm lý thường được điều trị bằng hai phương pháp:
- Tâm lý trị liệu: Là trị liệu thông qua hình thức trò chuyện hoặc liệu pháp hành vi. Qua việc trò chuyện với bác sĩ tâm lý, trẻ sẽ có thể hiểu hơn về tình trạng, tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của mình, nhờ đó biết cách phản ứng lại với nhiều tình huống khó khăn bằng những kỹ năng xử lý tích cực.
- Dùng thuốc: Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, thuốc chống loạn thần… để điều trị.
Nhiều trẻ có thể cần được điều trị bằng cách kết hợp cả 2 phương pháp. Bố mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra lộ trình điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho con mình, bao gồm cả những lợi ích và tác dụng phụ của các loại thuốc cụ thể nhé.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận