6 bệnh và hội chứng tâm lý ở trẻ nhỏ mà bố mẹ cần biết
Cảm xúc & Kết nối xã hội - 10/10/2019
Trẻ nhỏ cũng có thể mắc các tâm bệnh nhất định, nhưng triệu chứng đôi khi sẽ khác so với người lớn và không dễ nhận ra được.
Bố mẹ có thể khó phân biệt những hành vi bình thường của trẻ với những biểu hiện bệnh tâm lý, vì hành vi của trẻ không giống với của người lớn. Hơn nữa, mức độ phát triển hoặc vốn từ vựng của trẻ có khi cũng chưa đủ để giải thích hoặc nói ra những vấn đề của mình.
Bố mẹ hãy cùng ODPHUB tìm hiểu về những loại tâm bệnh ở trẻ nhỏ và triệu chứng của từng loại bệnh dưới đây nhé:
Rối loạn lo âu
Những trẻ mắc các chứng rối loạn lo âu như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hậu chấn tâm lý (rối loạn stress sau sang chấn), ám ảnh sợ xã hội hay rối loạn lo âu toàn thể đều luôn luôn lo lắng, gây ảnh hưởng tới mọi hoạt động thường ngày.
Trẻ nào cũng có thể có một chút lo lắng, nhất là khi chuyển tiếp giữa các giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, nếu sự lo lắng, căng thẳng khiến trẻ không thể hành động và suy nghĩ bình thường, thì bố mẹ nên tìm hiểu xem trẻ có mắc chứng rối loạn lo âu hay không.
>>>Tham khảo thêm: Trẻ mắc hội chứng rối loạn lo âu xã hội: Bố mẹ nên làm gì để giúp con?
Rối loạn tăng động giảm chú ý
Biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý là: trẻ khó tập trung, quá hiếu động và có những hành vi quá khích. Một số trẻ mắc chứng này có tất cả các biểu hiện trên, còn một số trẻ chỉ có một kiểu biểu hiện.
Tự kỷ
Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển nghiêm trọng xuất hiện từ khi trẻ còn nhỏ, thường là dưới 3 tuổi. Dù các triệu chứng và mức độ của hội chứng này rất đa dạng, nhưng nói chung, nó luôn ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ.
>>>Tham khảo thêm: Dấu hiệu trẻ tự kỷ bố mẹ cần lưu ý để không bỏ lỡ!
Rối loạn ăn uống
Các bệnh về rối loạn ăn uống, như chán ăn tâm thần, ăn ói và ăn vô độ đều rất nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Trẻ có thể trở nên quá bận tâm đến thức ăn và cân nặng, tới mức hầu như không quan tâm đến điều gì khác.
Rối loạn cảm xúc
Những chứng rối loạn cảm xúc, như trầm cảm hay rối loạn lưỡng cực, có thể khiến trẻ luôn cảm thấy buồn hoặc có những đợt biến động cảm xúc thái quá, khác hẳn sự thay đổi tâm trạng ở người bình thường.
Tâm thần phân liệt
Đây là loại tâm bệnh nghiêm trọng, khiến trẻ có thể gặp ảo giác, không nhận thức được thực tại. Bệnh tâm thần phân liệt xảy ra phổ biến hơn trong giai đoạn từ dậy thì đến những năm 20 tuổi.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận