Tiếp cận bậc thang, phương pháp tuyệt vời giúp trẻ vượt qua rối loạn lo âu
Cảm xúc & Kết nối xã hội - 19/09/2019
Rối loạn lo âu là một hội chứng có thể xảy ra với mọi trẻ em. Có nhiều cách để giúp trẻ vượt qua hội chứng này, trong đó, tiếp cận bậc thang được coi là một phương pháp cực kỳ hiệu quả.
Tiếp cận bậc thang, về cơ bản, là cách giúp trẻ từng bước một. Bố mẹ hãy tham khảo để tác động đến con dần dần mà hiệu quả nhé!
Những điều cơ bản về phương pháp tiếp cận bậc thang
Khi trẻ đã bị hay lo âu, thì bố mẹ không nên nóng vội, mà hãy tiến dần từng bước để đẩy lùi cảm xúc tiêu cực của trẻ. Cũng như khi chúng ta bước lên từng nấc thang một vậy.
- Hãy bắt đầu với một tình huống hoặc sự việc ít gây lo lắng cho trẻ nhất. Đôi khi, bố mẹ cần đặt trẻ vào một tình huống nào đó vài lần thì trẻ mới quen dần và vơi bớt lo lắng.
- Tiếp đó, hãy chuyển sang một tình huống khác, vốn khiến trẻ hay thấy lo lắng hơn một chút. Cũng cần lặp đi lặp lại vài lần cho đến khi trẻ quen. Việc tập luyện nhiều lần là rất quan trọng.
- Cứ như vậy, bố mẹ hãy cùng trẻ cố gắng làm quen với các tình huống mang tính “thử thách” hơn, rồi dần dần là “tấn công” cả những tình huống mà trẻ thấy khó khăn nhất..
Bố mẹ nên làm gì để khuyến khích trẻ?
Khi dùng phương pháp tiếp cận bậc thang, bố mẹ nên khuyến khích, động viên trẻ bằng cách:
- Khen ngợi trẻ thật nhiều mỗi khi vượt qua được một thử thách.
- Dùng phần thưởng làm động lực để trẻ cố gắng tiến lên phía trước. Phần thưởng không nhất thiết là quà tặng vật chất, mà có thể là việc bố mẹ ngồi đọc sách và chơi cùng trẻ cả một buổi, hoặc dẫn con đi dạo... Hãy chú ý để giải thưởng tỷ lệ thuận với độ khó của các thử thách, thử thách càng khó thì phần thưởng càng giá trị.
>>>Tham khảo thêm: Cách áp dụng phương pháp tiếp cận hiệu quả cho trẻ theo từng độ tuổi
Lợi ích của phương pháp tiếp cận bậc thang
Phương pháp tiếp cận bậc thang mang lại rất nhiều tác động tích cực đối với trẻ mắc chứng rối loạn lo âu, như:
- Trẻ sẽ tập đối diện với những điều, hoặc những tình huống hay khiến mình lo lắng, và thấy rằng chúng cũng chẳng đáng sợ lắm. Việc này rõ ràng tốt hơn là luôn trốn tránh.
- Trẻ sẽ được luyện tập những kỹ năng và kỹ thuật để đối phó và xử lý những nỗi lo lắng.
- Trẻ sẽ được tận hưởng niềm vui chiến thắng mỗi khi vượt qua một thử thách và leo lên thêm một “bậc thang”.
ODPHUB mong rằng phương pháp tiếp cận bậc thang có thể góp phần giúp trẻ giảm bớt những dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu và dễ dàng hòa nhập hơn trong cuộc sống.
Nguồn tham khảo: Raising Children
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận