Những cách đơn giản để con không nói dối, và những việc bố mẹ cần tránh làm
Cảm xúc & Kết nối xã hội - 28/08/2019
Làm sao để trẻ không nói dối ngay từ đầu và nếu trẻ đã nói dối thì bố mẹ không nên làm những gì? Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới dây.
Nếu muốn con không nói dối, bố mẹ cũng phải có cách thích hợp để con hiểu thật sâu sắc về vấn đề này. ODPHUB xin đưa ra một số cách tiếp cận dưới đây sẽ mang lại hiệu quả đáng kể:
Cho trẻ biết rằng nếu con nói thật, hình phạt sẽ nhẹ hơn
Trẻ cần biết rằng, nếu nói dối sẽ phải nhận phạt. Tuy nhiên, bố mẹ nên khen ngợi con trong những tình huống con vẫn nói thật dù nếu nói dối thì có lợi cho con hơn. Hãy nói với con rằng, việc nói thật khiến con trở thành người đáng tin cậy hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể giảm nhẹ hình phạt xuống.
Tuy nhiên, trẻ cũng không nên nghĩ rằng mình có thể “mặc cả” hình phạt. Đôi khi, trẻ sẽ nói những câu như: “Những con đã nói thật rồi mà”, “Bị phạt thì từ sau con chẳng muốn nói thật nữa đâu”. Trong những trường hợp này, bố mẹ không nên nhân nhượng.
Kiểm tra độ trung thực
Giả sử khi được giáo viên thông báo rằng con không làm bài tập, bố mẹ nên tạo cơ hội cho con nói thật. Nếu lúc đầu con nói dối, bố mẹ có thể bảo: “Bây giờ bố/mẹ sẽ ra ngoài, 10 phút sau sẽ quay lại hỏi con lần nữa. Nếu con muốn đưa ra câu trả lời khác, thì đây sẽ chỉ là một bài kiểm tra độ trung thực thôi, và con sẽ không bị phạt.”
Khi đó, nếu trẻ chỉ nói dối bừa do sợ bị phạt hoặc không muốn làm bố mẹ thất vọng, thì giờ trẻ sẽ có cơ hội suy nghĩ lại xem mình thực sự muốn nói dối hay nói thật. Tuy nhiên, cách này không phù hợp với những trẻ nói dối thường xuyên.
>>>Tham khảo thêm: Con nói dối, bố mẹ nên làm gì đây?
Dùng phương pháp “dẫn nhập”
Bố mẹ có thể “vẽ đường” cho con nói thật bằng cách cho con biết rằng, bố mẹ không đòi hỏi sự hoàn hảo. Bố mẹ có thể nói: “Giờ bố/mẹ sẽ hỏi con điều này, có thể câu trả lời của con sẽ khiến bố/mẹ không hài lòng, nhưng một hành động không nói lên tính cách cả con người. Dù thế nào, bố/mẹ vẫn luôn yêu con. Con người ai cũng có sai lầm, vậy nên con hãy cứ trung thực nhé.” Đây chính là lúc bố mẹ “mở đường” cho con nói thật.
Với trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), hãy cho con thời gian suy nghĩ
Những trẻ bị ADHD hay trả lời hấp tấp, nên dễ buột ra những lời không thật. Chẳng hạn, khi được hỏi là làm bài chưa, trẻ sẽ buột ra là “Rồi ạ”, dù chưa nhìn vào vở mình. Vậy nên, bố mẹ hãy cho con nhiều thời gian hơn để suy nghĩ kỹ trước khi nói. Trẻ cần được dạy cách suy nghĩ và trả lời chậm lại.
Những việc bố mẹ KHÔNG nên làm:
Dồn trẻ vào thế bí
Trẻ bị dồn vào thế bí sẽ càng dễ nói dối hơn. Nếu bố mẹ biết sự thật, hãy nói luôn vào vấn đề. Ví dụ, thay vì hỏi: “Con đã làm bài tập chưa?”, bố mẹ có thể nói “Bố/mẹ biết con không làm bài tập. Giờ mình sẽ nói về việc tại sao như vậy lại không tốt nhé.”
Gọi trẻ là đứa dối trá
Gọi con là đứa dối trá là điều vô cùng sai lầm. Trẻ sẽ phải chịu tổn thương lớn hơn nhiều so với hậu quả của việc nói dối. Trẻ sẽ nghĩ rằng đằng nào thì bố mẹ cũng không tin mình, mình thật tồi tệ, từ đó có thể hình thành thói quen nói dối về sau.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận