6 bí quyết vàng để dạy trẻ sống có trách nhiệm từ nhỏ

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 20/08/2020

Dạy trẻ sống có trách nhiệm là việc bố mẹ nên chú trọng thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, để giúp con hình thành tính tự lập từ sớm.

Bố mẹ nào cũng thương yêu con của mình, đó là điều hoàn toàn bình thường và tình cảm ấy đáng trân quý vô cùng. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ lại nhầm lẫn giữa tình yêu thương và sự bảo bọc, mà bỏ qua việc dạy trẻ sống có trách nhiệm từ khi còn nhỏ. Một đứa trẻ được bảo bọc, nuông chiều từ nhỏ và không phải làm bất cứ việc gì thường sẽ có tính ỷ lại, thậm chí còn có suy nghĩ rằng thế giới này phải có trách nhiệm làm hết mọi thứ cho mình. Và tất nhiên, một đứa trẻ thiếu trách nhiệm khi lớn lên sẽ khó trở thành một người có ích cho xã hội.

Trách nhiệm không chỉ là cố gắng hoàn thành trọn vẹn một nhiệm vụ được giao, mà trách nhiệm bao gồm cả thái độ sống, ý tưởng của hành động và niềm tự hào của bản thân mỗi khi hoàn thành được công việc, theo tiến sỹ, chuyên gia tâm lý Alex Barzvi. 

Dạy con sống có trách nhiệm không hề dễ dàng, nhưng cũng không phải là điều quá khó thực hiện. Để có thể dạy trẻ về sự trách nhiệm, bố mẹ hãy tham khảo 6 bí quyết dưới đây nhé!

dạy trẻ sống có trách nhiệm
Dạy trẻ sống có trách nhiệm là việc vô cùng quan trọng và nên được chú trọng thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ.

Khuyến khích tính tự lập của trẻ từ nhỏ

Đối với những việc nhỏ vừa sức với con, bố mẹ hãy khuyến khích con tự làm thay vì làm hết cho con. Những việc như vệ sinh cá nhân, rửa chân tay, rửa mặt, đánh răng, tự lựa chọn và chuẩn bị quần áo, cất dọn đồ chơi sau khi chơi, gấp chăn gối gọn gàng là những việc mà các con có thể tự làm khi được bố mẹ hướng dẫn cụ thể.

Khi con có thể thực hiện các công việc phục vụ cho nhu cầu của mình, thì dần dần tính tự lập sẽ được hình thành.

Cho con cơ hội giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà

Hãy cho con cơ hội được “ra tay” giúp đỡ trong những công việc nhà đơn giản. Trẻ nhỏ rất hứng thú giúp đỡ người khác cũng như được cảm ơn, điều đó khiến con cảm thấy bản thân mình có ích, có giá trị và rất đáng tự hào. Đồng thời, khi cùng bố mẹ làm việc nhà, con sẽ được luyện tập cách hợp tác với người khác để làm việc nhóm, đây là bài học về kỹ năng sống vô cùng quý giá sẽ giúp con rất nhiều khi hòa nhập với xã hội rộng mở. 

Dạy cho con biết có trách nhiệm là như thế nào

“Trách nhiệm” đối với con trẻ là một khái niệm khá mơ hồ và khó để diễn đạt. Thế nên, thay vì giải thích “trách nhiệm” là gì, bố mẹ hãy bắt đầu từ những việc đơn giản hơn, đó là dạy cho con biết cách để hoàn thành từng nhiệm vụ nhỏ được giao.

Ví dụ: Khi con muốn ăn thử quả dâu, bố mẹ có thể nhắc nhở con rằng trước khi ăn trái cây thì con cần rửa sạch với nước; hoặc con thay và bỏ quần áo bẩn trên sàn nhà, thì bố mẹ hãy nhắc nhở con thay quần áo thì nên bỏ vào giỏ riêng. Hãy nói với tông giọng nhẹ nhàng như lời nhắc nhở chứ không nên mắng mỏ trẻ vì có thể làm trẻ sợ hãi và phản tác dụng.

dạy trẻ về sự trách nhiệm
Hãy hướng dẫn cho con cách hoàn thành nhiệm vụ được giao, thay vì cố gắng giải thích về khái niệm "trách nhiệm".

Bố mẹ gương mẫu để dạy con có trách nhiệm

Trẻ con học những điều mới thông qua việc quan sát và bắt chước hành động của những người thân, đặc biệt là bố mẹ. Chính vì thế, để dạy trẻ sống có trách nhiệm thì bố mẹ cần làm gương cho trẻ. Bố mẹ không thể dạy trẻ điều mà bản thân bố mẹ không thực hiện được, đó là sự thật. 

Thế nên, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng cao xa khiến con cảm thấy “trách nhiệm” trở thành “áp lực”. Đồng thời bố mẹ cũng không nên áp đặt các hình phạt kinh khủng, tạo hiệu ứng tiêu cực nếu như con không hoàn thành việc gì đó, bởi mắng mỏ, đòn roi chỉ làm con trẻ sợ hãi, mà một đứa trẻ ở trong tâm thế sợ hãi thì sẽ chẳng thể tự tin hoàn thành bất cứ điều gì, thậm chí nảy sinh tính gian dối, tìm mọi cách để có thể thoát khỏi “trách nhiệm”.

Một lời khen hơn ngàn lời chê

Trẻ em rất thích giúp đỡ người khác, bởi mỗi khi giúp đỡ ai đó, trẻ sẽ cảm thấy bản thân mình có ích, và mỗi lời cảm ơn, khen ngợi sẽ trở thành động lực cho trẻ để tiếp tục hoàn thành những công việc này, dù chúng có thể lặp đi lặp lại một cách nhàm chán.

Chính vì vậy nên bố mẹ hãy khen ngợi cho những hành động tốt đẹp của con, ngay cả khi con chưa hoàn thành nhiệm vụ, nhưng nỗ lực của con vẫn xứng đáng được khen ngợi.

>>>Tham khảo thêm: 7 lưu ý để bố mẹ khen ngợi trẻ đúng cách và hiệu quả

Không để trẻ làm những việc quá sức

Cũng giống như sức bền vật lý của cơ thể, tinh thần của con cũng cần được rèn luyện qua từng nhiệm vụ, độ khó của nhiệm vụ phải phù hợp với mức độ phát triển của con thì mới thực sự có hiệu quả trong việc giữ lửa nhiệt tình và niềm hứng thú của con. Nhiệm vụ quá dễ so với khả năng của con sẽ dễ làm con cảm thấy nhàm chán, còn nhiệm vụ quá khó thì dễ làm con đuối sức và nản chí. Thế nên, bố mẹ hãy giao cho con những việc vừa sức, chứ không nên bắt trẻ thực hiện những công việc vượt qua khả năng thực sự của con. Nếu cần thiết, bố mẹ có thể chia nhỏ các công việc lớn ra thành những đầu việc nhỏ, đồng thời hướng dẫn con cách hoàn thành chúng.

dạy con có trách nhiệm
Bố mẹ hãy giao cho trẻ những việc phù hợp với khả năng của trẻ, không quá dễ cũng không quá khó nhé!

Giải thích cho con hiểu được giá trị của tinh thần trách nhiệm

Trách nhiệm vẫn là một khái niệm trừu tượng và rất khó để giải nghĩa thực sự cho con hiểu. Vì vậy, để con có thể hiểu hơn về trách nhiệm, bố mẹ có thể giải thích cho con hiểu bằng cách lấy ví dụ cụ thể trong cuộc sống. Hãy cho con biết, nếu con sống có trách nhiệm thì có những lợi ích gì (được mọi người tin tưởng, yêu mến, tôn trọng, cuộc sống sẽ trở nên đơn giản hơn) và người không có trách nhiệm thì sẽ nhận lại những hậu quả gì. Khi con hiểu được tầm quan trọng của việc sống có trách nhiệm với bản thân, với mọi người xung quanh và cả xã hội, con sẽ có thái độ sống tốt hơn, và tính trách nhiệm cũng cao hơn.

ODPHUB hiểu rằng, việc dạy trẻ sống có trách nhiệm không phải là việc dễ dàng, và không thể đạt được điều đó trong một sớm một chiều, thế nên ODPHUB mong rằng bố mẹ hãy luôn kiên nhẫn với con trẻ để có thể dìu dắt con trưởng thành hơn mỗi ngày nhé!

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Khen ngợi trẻ quá mức: Các nhà khoa học khuyến cáo về hậu quả tiêu cực

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 09/01/2020

Khen ngợi trẻ quá mức: Các nhà khoa học khuyến cáo về hậu quả tiêu cực

Bố mẹ khen ngợi con vì những hành vi đúng đắn là điều tốt, nhưng bố mẹ lại có thể làm hỏng con mình nếu cứ khen ngợi trẻ quá mức đấy!

15 bí quyết để khuyến khích trẻ cư xử tốt (Phần 2)

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 07/11/2019

15 bí quyết để khuyến khích trẻ cư xử tốt (Phần 2)

Trẻ luôn cần được động viên, khuyến khích để có những hành động đẹp, những thói quen tốt. Nên bố mẹ hãy dành thật nhiều lời khen ngợi khi trẻ cư xử đúng đắn nhé!

15 bí quyết để khuyến khích trẻ cư xử tốt (Phần 1)

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 06/11/2019

15 bí quyết để khuyến khích trẻ cư xử tốt (Phần 1)

Nếu bố mẹ động viên, khuyến khích khi trẻ có những hành động hoặc cách cư xử tốt, thì trẻ sẽ càng muốn cố gắng và luôn tìm cách cải thiện hành vi của mình.