“Thương cho roi cho vọt”, có đúng hay không?
Cảm xúc & Kết nối xã hội - 29/08/2019
Việc đánh mắng thật sự KHÔNG hề hiệu quả trong việc điều chỉnh hành vi của con trẻ!
Các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ chỉ ra rằng, việc đánh mắng, tát hay các hình thức phạt động chạm đến cơ thể trẻ đều không giúp trẻ điều chỉnh hành vi. Việc mắng hay miệt thị cũng vậy. Hơn nữa, những việc đó còn có thể gây hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần lâu dài của trẻ.
Vậy nên, khi bố mẹ cảm thấy cần phạt trẻ, hãy tìm một biện pháp khác. Việc “cho roi cho vọt” chỉ có hại mà thôi, bố mẹ hãy cùng ODPHUB tìm hiểu nguyên do nhé!
Phạt, phạt nữa…?
Cũng theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, việc đánh phạt không giúp trẻ học được về trách nhiệm và khả năng tự kiểm soát, mà chỉ làm tăng sự hung hăng và tức giận ở trẻ. Một nghiên cứu với các trẻ sống tại 20 thành phố lớn tại Mỹ cho thấy, trẻ càng bị đánh phạt nhiều thì càng có hành vi sai trái, rồi càng bị đánh phạt nhiều hơn.
Thậm chí, trẻ bị đánh nhiều còn dần cho rằng, việc làm người khác đau là chuyện bình thường nếu ta không hài lòng với người đó, kể cả với người mà ta yêu thương. Thế rồi, trẻ sẽ dễ đánh người khác nếu không có được thứ mình cần.
Những nỗi đau ngoài tầm kiểm soát
Những hình phạt thể chất làm tăng nguy cơ bị thương, nhất là với trẻ dưới 18 tháng tuổi, và có thể để lại nhiều dấu ấn không thể lường trước ở cả não bộ và cơ thể. Trẻ hay bị đánh phạt cũng bị tăng các hoóc-môn xấu - vốn liên quan đến sự căng thẳng tiêu cực.
Việc đánh mắng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Một nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ hay bị đánh mắng liên tục sẽ có ít vùng chất xám hơn (liên quan đến khả năng tự kiểm soát) và có điểm IQ thấp hơn so với trẻ không bị đánh phạt.
Lời nói cũng gây đau!
Việc la mắng, dùng từ ngữ gây tổn thương cảm xúc, hoặc làm trẻ bị xấu hổ đều không hiệu quả và rất có hại. Dù bình thường bố mẹ rất yêu thương trẻ, nhưng những lời nói như thế vẫn có thể gây ra những hành vi sai lệch và các vấn đề về tinh thần ở trẻ. Thậm chí, việc mắng nhiếc bằng lời lẽ nặng nề còn có thể gây trầm cảm, nhất là đối với tuổi vị thành niên.
>>>Tham khảo thêm: Dạy con không đòn roi: Những điều bố mẹ cần biết
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận