Thế nào là trẻ học thông qua xúc giác và làm sao để trẻ học hiệu quả?
Trí não & Nhận thức - 29/10/2019
Mỗi trẻ có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả theo một kiểu riêng, và học thông qua xúc giác chính là một trong những kiểu tiếp thu thường thấy ở trẻ nhỏ.
Không phải trẻ nào cũng có cách tiếp nhận thông tin giống nhau. Vì vậy, nếu hiểu được phong cách học của trẻ thì bố mẹ sẽ có thể hỗ trợ trẻ tiếp thu hiệu quả hơn và phát huy được tốt hơn tiềm năng của mình.
Đặc điểm của trẻ học thông qua xúc giác
Những trẻ học thông qua xúc giác thường khám phá thế giới xung quanh hiệu quả nhất bằng cách sử dụng tay và cơ thể. Thực tế, khi mới sinh thì trẻ nào cũng tiếp nhận thông tin bằng xúc giác. Tuy nhiên, nhiều trẻ vẫn giữ kiểu học hỏi này dù đã đi học mẫu giáo. Vậy thì những trẻ đó có thể chính là những người có phong cách học thông qua xúc giác.
Theo các chuyên gia giáo dục, trẻ học thông qua xúc giác có hai kiểu: học bằng cách chạm tay và học bằng cách vận động. Trẻ học bằng cách chạm tay sẽ thích tham gia vào các hoạt động dùng tay, như cắt giấy để ghép tranh, chơi xỏ hạt để học đếm... Còn những trẻ học qua vận động sẽ thích những hoạt động dành cho cả cơ thể, như đóng kịch, nhảy múa…, và thường khua chân múa tay khi trò chuyện hoặc kể cả khi lắng nghe.
Cách giúp trẻ học thông qua xúc giác hiệu quả
Cách tốt nhất để hỗ trợ trẻ học thông qua xúc giác là tạo ra nhiều hoạt động phù hợp với nhu cầu của trẻ, cũng như để trẻ thoải mái khám phá thế giới xung quanh theo đúng phong cách của mình. Ví dụ, bố mẹ có thể cho trẻ giấy và bút màu để vẽ, hoặc cho trẻ chơi LEGO - qua đó, trẻ sẽ học về màu sắc và hình khối. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cùng trẻ diễn kịch, dựa trên những câu chuyện mà trẻ thích.
Những trẻ học qua xúc giác có thể gặp khó khăn trong việc lắng nghe và quan sát. Vì vậy, bố mẹ nên giúp trẻ rèn luyện thêm hai kỹ năng trên, bằng những cách như cho trẻ nghe nhạc để phát triển thính giác, chơi bài để tăng khả năng tập trung và ghi nhớ qua hình ảnh... Sự phát triển đa giác quan và kỹ năng sẽ giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với môi trường học tập sau này.
Nguồn tham khảo: Baby Center
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận