Bé 2 tuổi cần có những mốc phát triển nào?

Trí não & Nhận thức - 09/09/2019

Ở độ tuổi lên 2, bé thường sẽ học thêm được nhiều kỹ năng mới về thể chất, nhận thức, và bắt đầu thích chơi đóng giả.

Bé lên 2 sẽ càng có thêm nhiều tương tác với những người xung quanh. Trong giai đoạn này, bé sẽ phát triển thêm các kỹ năng nào, bố mẹ cùng tìm hiểu nhé!

Các dấu mốc phát triển vận động cần có

Ở giai đoạn này, các kỹ năng vận động mới của bé phát triển vượt bậc, với những dấu ấn đặc biệt dưới đây: 

Kỹ năng vận động thô 

  • Đi, chạy và tập nhảy bằng hai chân.
  • Cầm hoặc kéo theo đồ chơi khi bước đi.
  • Ném và đá bóng, cố bắt bóng bằng hai tay.
  • Kiễng chân và đứng thăng bằng trên một chân.
  • Trèo lên bàn ghế trong nhà và các thiết bị ở sân chơi.
  • Bám tay vịn để leo cầu thang

Kỹ năng vận động tinh 

  • Bắt đầu đánh răng và chải tóc.
  • Có thể kéo quần lên/xuống.
  • Mở vòi nước và rửa tay.
  • Xếp được hình tháp với ít nhất 4 khối hình. 
  • Ấn khóa và kéo phéc-mơ-tuya (nếu bố mẹ cài phéc-mơ-tuya trước).
  • Dùng ngón tay (thay vì nắm tay) để cầm đồ dùng, mặc dù ở tuổi này, bé có thể chưa biết cầm đúng cách.

Cot Moc Phat Trien 2 Tuoi 1 2
Khả năng vận động tinh của bé phát triển vượt bậc.

Kỹ năng ngôn ngữ phát triển vượt bậc

Khi chuẩn bị lên 3, bé thường hiểu hầu hết những gì người lớn nói và bé cũng sẽ nói chuyện nhiều hơn. Ở tuổi này, bé có thể:

  • Hiểu những từ nói về người quen, đồ vật thông dụng và các bộ phận cơ thể.
  • Dùng nhiều từ đơn (giai đoạn 18 tháng); nói được câu dài 2 - 4 từ (giai đoạn 24 tháng); có thể kết hợp danh từ và động từ, ví dụ như “mẹ ăn”; vốn từ vựng nhiều hơn 200 từ (giai đoạn 36 tháng)
  • Lặp lại những từ mà bé nghe được.
  • Bắt đầu hỏi các câu “Gì đây?” và “Tại sao?”.
  • Bắt đầu biết dùng danh từ số nhiều và đại từ cơ bản (mẹ, con…).\

Cot Moc Phat Trien 2 Tuoi 1 3
Bé sẽ nói chuyện nhiều hơn ở giai đoạn này.

Những dấu ấn nhận thức đáng chú ý

Bé bắt đầu sẽ có nhiều thay đổi về suy nghĩ, biết tìm cách giải quyết vấn đề và trở nên độc lập hơn. Trong năm 2 tuổi, bé thường:

  • Thích những trò đóng giả phức tạp hơn, ví dụ: coi chiếc hộp là tàu vũ trụ, hay phân vai cho mọi người khi chơi.
  • Ghi nhớ và trò chuyện về những việc đã xảy ra, dùng các cụm như “hôm trước” hay “hồi trước”.
  • Chơi ghép hình với 3 - 4 mảnh ghép.
  • Phân loại đồ chơi .theo thể loại, kích cỡ, màu sắc.
  • Kể về cuốn sách yêu thích và hát bài hát yêu thích.
  • Có thể làm theo 2 hướng dẫn liên tiếp, ví dụ: “Con cởi áo khoác ra rồi treo lên”.

Sự phát triển ấn tượng về cảm xúc và xã hội

Bé trở nên độc lập hơn và thích chơi với bạn bè hơn. Cuối năm 2 tuổi, bé có thể sẽ biết:

  • Bắt chước những gì mọi người nói, làm và cả cách người khác nói.
  • Vui vẻ khi chơi gần những bé khác.
  • Bắt đầu nhận thấy mình có thể làm được nhiều việc mà không cần ai trợ giúp.
  • Bướng hơn, làm những việc bố mẹ không cho phép chỉ để thử xem điều gì sẽ xảy ra.
  • Nổi giận khi thấy không hài lòng.
  • Chứng khủng hoảng sợ xa cách thể hiện rõ hơn khi bé 18 tháng và thường sẽ giảm đi đáng kể khi 24 tháng.

Cot Moc Phat Trien 2 Tuoi 1 1
Bé sẽ thích chơi với các bạn xung quanh nhiều hơn.

Mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau nên bố mẹ đừng quá lo lắng nếu bé tiến bộ hơi chậm. Tuy nhiên, nếu đến 3 tuổi mà con vẫn thiếu đa số các dấu mốc trên, thì bố mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để hỗ trợ con tốt hơn, nếu cần.

Nguồn tham khảo: Understood

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận