Những điều bất ngờ mà trẻ 0-1 tuổi nhận thức được trong các bữa ăn

Trí não & Nhận thức - 26/11/2019

Bố mẹ đừng nghĩ là cứ đến giờ ăn thì trẻ chỉ tập trung vào quấy phá hoặc đòi hỏi nhé. Hóa ra, trẻ nhận thức được nhiều điều hơn chúng ta tưởng đấy!Bố mẹ hãy cùng ODP tìm hiểu nhé

Một nghiên cứu mới đây của Đại học Cornell đã chỉ ra rằng, trẻ dưới 1 tuổi có thể nhận thức được khá nhiều điều trong mỗi giờ ăn. Để đưa ra kết luận trên, các nhà khoa học đã quan sát phản ứng của 200 trẻ 1 tuổi với một chuỗi các video quay lại cảnh mọi người thích hoặc không thích một số món ăn. Điều thú vị là, khi trẻ nhìn thấy hai người nói chung một thứ tiếng hay có vẻ thân thiết, thì trẻ kỳ vọng rằng những người này sẽ cùng thích một món ăn. Còn khi thấy hai người nói ngôn ngữ khác nhau hoặc có vẻ không thân thiết, thì trẻ lại cho rằng họ sẽ thích những món ăn khác nhau.

Bữa ăn đối với bé là cơ hội để nâng cao nhận thức.
Bữa ăn đối với trẻ là cơ hội để nâng cao nhận thức.

Như vậy tức là, trẻ nhỏ nhạy cảm với các nhóm văn hóa trong xã hội từ rất sớm. Khi nhìn người khác ăn, trẻ không chỉ nhận thức về món ăn, mà còn để ý đến việc ai ăn gì với ai. Điều này chứng tỏ trẻ đã có khả năng hiểu được khái niệm “khác nhau và giống nhau”, hay thậm chí là biết phân biệt “chúng ta” với “họ”.

Cũng theo nghiên cứu trên thì trẻ cho rằng, nếu một người tỏ ra không thích món ăn nào đó thì người khác cũng sẽ như vậy, bất kể mối quan hệ giữa những người này là thế nào. Vậy nên, nếu bố mẹ không thích ăn món gì đó thì có lẽ trẻ cũng sẽ không thích theo.

Trẻ có thể nhận thức được các nhóm xã hội thông qua bữa ăn.
Trẻ có thể nhận thức được các nhóm xã hội thông qua bữa ăn.

Tuy nhiên, trẻ sinh ra trong gia đình mà có bố mẹ nói hai ngôn ngữ khác nhau thì không phản ứng như trên. Những trẻ này thậm chí còn kỳ vọng rằng, những người không nói cùng một ngôn ngữ vẫn thích cùng một món ăn. Nói cách khác, ngôn ngữ không phải là “chỉ dấu” đối với trẻ ở các gia đình nói hai thứ tiếng như với trẻ ở các gia đình chỉ nói một thứ tiếng.

Tóm lại, các thói quen ăn uống của trẻ nhỏ được hình thành dựa trên cả những món mà bố mẹ cho trẻ ăn và cách mà bố mẹ ăn. Vậy nên, nếu bố mẹ cho trẻ ăn lành mạnh nhưng bố mẹ hoặc cả gia đình lại vẫn ăn thức ăn nhanh, thì thói quen ăn uống của trẻ vẫn bị ảnh hưởng.

Mỗi bữa ăn là cơ hội để bé nâng cao nhận thức.
Vậy nên bố mẹ hãy là tấm gương trong mỗi bữa ăn của trẻ nhé.

Vậy là, trẻ theo dõi và học hỏi từ bố mẹ theo nhiều cách hơn là bố mẹ nghĩ đấy! Nên bố mẹ hãy luôn là những tấm gương toàn diện cho con nhé!

Nguồn tham khảo: Sữa mẹ có giúp trẻ thông minh hơn?

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận