10 hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn 1-3 tuổi (Phần 1)

Trí não & Nhận thức - 06/02/2020

Nhờ khả năng vận động phát triển, trẻ nhỏ trong giai đoạn 1-3 tuổi có thể tự mình khám phá được thế giới xung quanh nhiều hơn. Vì vậy, bố mẹ hãy hỗ trợ bằng cách lựa chọn các hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện nhé!

Ở giai đoạn 1-3 tuổi, trẻ nhỏ rất ham thích khám phá. Dưới đây là một số hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện mà bố mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ thực hiện hằng ngày:

Cho trẻ tiếp xúc với nhiều chất liệu

Giai đoạn 1-3 tuổi là thời điểm trẻ thích học hỏi thông qua các giác quan. Vì vậy, bố mẹ hãy vẽ những con số và chữ cái thật to lên giấy, rồi bảo trẻ trang trí chúng bằng nhiều chất liệu khác nhau như giấy ráp, vải, thậm chí là những hạt đậu... Việc trang trí các ký tự rồi sờ theo những đường nét mà mình trang trí sẽ giúp trẻ biết cách viết chúng. Đây chính là nền tảng để trẻ tập viết sau này. Mỗi khi trẻ chạm vào chữ hay số nào, bố mẹ hãy đọc to lên cho trẻ nhớ nữa nhé. Dần dần, trẻ sẽ nhận ra những chữ hoặc số đó trên các bảng hiệu, poster...

Có rất nhiều hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện.
Có rất nhiều hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện.

Dạy trẻ về đo lường

Mặc dù thước kẻ là công cụ đo lường phổ biến ở trường học, nhưng trong cuộc sống, bố mẹ có thể dùng nhiều cách để giúp việc học hỏi của trẻ trở nên thú vị hơn. Ví dụ, bố mẹ có thể xếp những chiếc hộp để cho trẻ thấy mình đã cao bằng mấy cái hộp. Hoặc hãy bảo trẻ đo xem cái ghế dài bằng bao nhiêu viên lego. Ngoài ra, bố mẹ hãy cùng đếm mọi đồ vật xung quanh bất kỳ khi nào có thể. Nhờ đó, trẻ sẽ sớm biết đếm số và biết đo lường theo nhiều cách khác nhau.

Những hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện này hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà.
Những hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện này hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà.

Xem thêm: 10 hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn 1-3 tuổi (Phần 2)

Dán nhãn có ghi tên lên đồ vật trong nhà

Bố mẹ hãy dán miếng giấy ghi tên của đồ vật lên một số thứ nhất định trong nhà (tủ lạnh, cửa sổ…), rồi sau một hai tuần lại dán giấy ghi tên lên những thứ khác. Chữ viết hoặc in trên các bảng tên nên thật đơn giản và dễ nhìn. Việc này sẽ giúp trẻ mau chóng học được nhiều mặt chữ. Khi trẻ bắt đầu nhận ra một số chữ cái, bố mẹ có thể hỏi trẻ những câu như: “Từ “tủ lạnh” bắt đầu bằng chữ gì?”, hoặc “Con hãy tìm những đồ vật bắt đầu bằng chữ T nhé!”. Bằng cách này, trẻ sẽ sớm nhận ra được cả các từ ngữ trọn vẹn.

Các hoạt động này sẽ giúp trẻ ghi nhớ được nhiều được.
Các hoạt động này sẽ giúp trẻ ghi nhớ được nhiều điều.

Sắp xếp đồ đạc trong nhà thật ngăn nắp

Việc giữ đồ dùng trong nhà thật ngăn nắp có thể khiến bố mẹ tốn chút thời gian, nhưng lại sẽ dạy cho trẻ rất nhiều điều. Trong lúc sắp xếp đồ chơi vào đúng chỗ, bố mẹ có thể hỏi trẻ: “Các khối gỗ này để vào thùng nào con nhỉ?”, hoặc giả vờ để đồ không đúng vị trí và bảo trẻ “sửa lại”. Như vậy, trẻ vừa thích thú khi dọn dẹp đồ đạc, vừa hiểu về trách nhiệm, tinh thần sẵn sàng giúp đỡ gia đình, cũng như nếp sống gọn gàng.

Cho trẻ chơi tìm đồ vật

Trẻ nhỏ là những nhà thám hiểm tí hon và rất thích khám phá, thích tìm kiếm đồ vật. Vì vậy, bố mẹ hãy đố trẻ tìm những loại rau củ có màu tím khi đi siêu thị, hay tìm những món đồ có hình tròn ở trong nhà. Khi trẻ bắt đầu nhận ra các chữ cái và con số, bố mẹ lại có thể bảo trẻ tìm những chữ cái hay số nhất định ở bìa các cuốn sách trên giá. Ngoài ra, bố mẹ hãy giả vờ không tìm được thứ gì đó (cái áo màu xanh, bình nước có in hình quả cam…) và bảo trẻ tìm hộ nhé.

Bố mẹ hãy luôn đồng hành trong các hoạt động phát triển toàn diện của trẻ nhé!
Bố mẹ hãy luôn đồng hành trong các hoạt động phát triển toàn diện của trẻ nhé!

Bố mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện. ODPHUB mong rằng sau khi đọc bài viết này, bố mẹ có thể chọn được các hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện để áp dụng ở gia đình mình.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận